Hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 26 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ

1.2.1. Hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp

1.2.1.1. Khái niệm hoạt động giao tiếp

Theo Đỗ Việt Hùng, “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin (hiểu rộng), đồng thời

A Z B C X Trong đó: A, B, C…Z là các biểu thức ngôn ngữ. X là sự vật, đối tượng trong thực tế được các biểu thức ngôn ngữ trên quy chiếu.

thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [17, tr.480].

Như vậy, giao tiếp là một hoạt động xã hội. Nó đòi hỏi phải có những nhân tố tham gia như ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn.

1.2.1.2. Các nhân tố giao tiếp

Một hoạt động giao tiếp được thực hiện dưới sự tham gia của các nhân tố chủ yếu như đã nói ở trên. Luận văn này trình bày nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, đó là ngữ cảnh.

a. Khái niệm ngữ cảnh

“Ngữ cảnh (situtional context, context of situation; contexte de situation) là bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa (của phát ngôn)” [dẫn theo 13, tr.97].

b. Các bộ phận của ngữ cảnh

- Nhân vật giao tiếp (còn gọi là đối ngôn)

Nhân vật giao tiếp được hiểu là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. Đây là nhân tố không thể thiếu trong một hoạt động giao tiếp, tức là không có nhân vật giao tiếp thì không có hoạt động giao tiếp.

Nói đến nhân vật giao tiếp là nói đến sự phân vai giao tiếpmối quan hệ liên cá nhân.

+ Vai giao tiếp

Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự phân vai giữa người nói và người nghe (còn gọi là vai nóivai nghe).

Vai nói là vai phát ra phát ngôn/ diễn ngôn. Còn vai nghe là vai tiếp nhận phát ngôn/ diễn ngôn do vai nói phát ra.

Có nhiều vấn đề khi bàn về vai nóivai nghe nhưng điều cần nói ở đây là vai nói, vai nghe sẽ chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các nhân vật giao tiếp sao cho phù hợp trong một cuộc giao tiếp.

+ Mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp

Mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp được thể hiện ở vị thế xã hội, vị thế giao tiếpquan hệ thân cận.

• Vị thế xã hội của nhân vật giao tiếp:

Vị thế xã hội được hiểu là quan hệ trên/ dưới, cao/ thấp giữa các nhân vật giao tiếp. Quan hệ trên/ dưới, cao/ thấp này thể hiện ở địa vị xã hội hay ở sự chia ngôi thứ trong gia đình, họ hàng…

• Vị thế giao tiếp:

Vị thế giao tiếp thể hiện ở quyền chủ động hay bị động của các nhân vật giao tiếp trong một cuộc hội thoại. Người nào nắm quyền chủ động nêu đề tài diễn ngôn, điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình, người đó sẽ ở vị thế giao tiếp mạnh. Ai ngược lại sẽ ở vị thế giao tiếp yếu.

Cũng như vị thế xã hội, vị thế giao tiếp cũng chi phối các nhân vật giao tiếp lựa chọn từ ngữ, cách nói năng cho hợp lý.

• Quan hệ thân cận:

Nói đến quan hệ thân cận là nói đến mối quan hệ thân- sơ, thân tình hay xa lạ của các nhân vật giao tiếp.

Mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những người giao tiếp nhưng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau.

Tóm lại, vị thế xã hội, vị thế giao tiếp mức độ thân cận là những mối quan hệ liên cá nhân không chỉ chi phối quá trình giao tiếp mà còn chi phối cả nội dung và hình thức của diễn ngôn. Đặc biệt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua xưng hô mà ta xác định được vị thế và quan hệ thân cận của các nhân vật giao tiếp. Chính bởi quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô nên việc sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

- Hiện thực ngoài diễn ngôn

Theo Đỗ Hữu Châu, “Loại trừ diễn ngôn, loại trừ các đối ngôn, tất cả những cái tạo thành môi trường cho một cuộc giao tiếp được gọi chung là hiện thực ngoài diễn ngôn” [13, tr.106].

Như vậy, hiện thực ngoài diễn ngôn gồm các hợp phần như: hoàn cảnh giao tiếp, hiện thực đề tài; hệ quy chiếu, thế giới khả hữu và ngữ huống. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến hai hợp phần liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là

hoàn cảnh giao tiếphệ quy chiếu, thế giới khả hữu.

+ Hoàn cảnh giao tiếp:

hoàn cảnh giao tiếp rộng hoàn cảnh giao tiếp hẹp.

Hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn được gọi là tiền giả định bách khoa) bao gồm “tổng thể các nhân tố chính trị, địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế các công trình, các tổ chức tương ứng, tạo nên cái gọi là môi trường xã hội - văn hóa - địa lý cho các cuộc giao tiếp” [13, tr.111].

Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là thoại trường) là không gian, thời gian, điều kiện, v.v… cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra.

Về hoàn cảnh giao tiếp, xin xem thêm [13, tr.110-112]. Điều cần nói ở đây là, cũng như các nhân tố giao tiếp khác, hoàn cảnh giao tiếp (bao gồm cả hoàn cảnh giao tiếp rộng, hoàn cảnh giao tiếp hẹp) chi phối mạnh đến cách thức sử dụng ngôn ngữ. Nghĩa là, ở hoàn cảnh giao tiếp này, người ta phải nói năng, xử sự khác với hoàn cảnh giao tiếp khác.

+ Hệ quy chiếu, thế giới khả hữu

Hệ quy chiếu của diễn ngôn là “cái mảng, cái phần của hoàn cảnh giao tiếp rộng mà một hoặc một số bộ phận của nó được người nói lựa chọn làm đề tài diễn ngôn và người nghe đối chiếu với nó để giải thuyết nghĩa của diễn ngôn nhận được” [13, tr.115].

Một ví dụ được Đỗ Hữu Châu đưa ra làm ví dụ, đó là: (35) Làn da tư duy và tìm cách biểu hiện...

Khi cánh tay nói, khi cặp chân suy nghĩ, khi các ngón tay trò chuyện với nhau không cần mọi thứ trung gian. [13, tr.115]

Những phát ngôn sẽ trở nên phi lý nếu như chúng ta căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa mà từng phương tiện ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên, khi chúng ta biết hệ quy chiếu của những phát ngôn ấy là nghệ thuật vũ ba lê thì rõ ràng, nghĩa của chúng trở nên dễ hiểu, hấp dẫn.

Như vậy, có thể nói vấn đề hệ quy chiếu là “địa bàn để thực hiện sự chiếu vật (sự sở chỉ - reference) - vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học” [13, tr.117].

Liên quan tới vấn đề hệ quy chiếu là vấn đề thế giới khả hữu (possible world; monde possible).

Thuật ngữ thế giới khả hữu được các nhà triết học sử dụng để chỉ các thế giới được lấy làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn. Và “Thế giới khả hữu không phải là nơi chốn mà là một cách thức có thể tồn tại hay đã từng tồn tại của thế giới. Có vô số thế giới khả hữu.” [dẫn theo 12, tr.21].

Như vậy, thế giới khả hữu không phải chỉ là thế giới thực tại. Nó có thể là thế giới ảo mà con người đã tưởng tượng ra như thế giới truyện cổ tích, thế giới của khoa học viễn tưởng và thậm chí là thế giới của những người đã khuất.

Tóm lại, vấn đề hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng cũng như việc giải nghĩa các biểu thức sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt. Về vấn đề này, xin sẽ trình bày cụ thể trong quá trình triển khai đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 26 - 29)