Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình của nhân vật
3.1.2. Bộc lộ đặc điểm ngoại hình của nhân vật
Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có được khả năng đồng cảm và phát hiện hoặc xây dựng được những đặc điểm riêng tư và sâu sắc của nhân vật. Điều quan trọng không kém là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Điều ấy có thể là tính cách, suy nghĩ, lời nói, hay ngoại hình. Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm trang phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo, độ tuổi… đây là thủ pháp không thể thiếu góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh và cá tính của nhân vật. Nói đến đặc điểm ngoại hình của một nhân vật là chúng ta nói thường đến các đặc điểm cơ bản về các bộ phận trên cơ thể hay khái quát chung về nét mặt, hình dáng, tuổi tác của của nhân vật ấy. Điều này trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chúng ta sẽ thấy rất rõ qua một số minh chứng dưới đây:
a. Bộc lộ đặc điểm về trang phục
Dân gian ta có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu” để chúng ta hiểu rõ bộ trang phục chúng ta mặc trên người không hề quyết định phẩm chất, năng lực, con người của chính chúng ta. Tuy vậy, trong các tác phẩm văn học, bộ y phục bao giờ cũng phản ánh một phần vị thế, tính cách, cũng như hoàn cảnh sống của con người đó. Lại có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” để khuyên chúng ta phải biết lựa chọn bộ trang phục sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện. Bởi vậy, nếu như căn cứ vào bộ y phục mà người khác đang mặc chúng ta có thể biết được một phần về tính cách, hoàn cảnh của người đó. Trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chúng tôi cũng quan sát thấy một vài điều thú vị như sau:
(8)“Bọn thợ cấy thấy có một người ăn mặc tây đứng đấy thì thôi không chuyện trò gì với nhau nữa, chỉ len lén rón rén đi qua”.
[NNL2, tr.2]
“Một người ăn mặc tây”là biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật Nghị Hách trong tác phẩm Vỡ đê. Rõ ràng qua cách ăn mặc của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng đã toát lên được dáng vẻ bề ngoài của một tên tư sản học đòi, thích diện những trang phục sính ngoại, sa hoa. Bộ trang phục ấy có phần lịch sự, chỉnh tề và cầu kỳ đấy nhưng là dân An Nam, lại là một vị quan đầu tỉnh mà Nghị Hách đã lai căng mặc đồ theo phong cách phương Tây.
Trong tác phẩm Vỡ đê, nhân vật Minh - người anh trai cả trong gia đình cụ Cử được khắc họa là một người hoạt động cách mạng tích cực. Hơn ba trăm trang tiểu
thuyết hình ảnh Minh xuất hiện không nhiều nhưng dáng điệu, hình ảnh của một nam thanh niên thời gian bị bắt làm tù khổ sai nhiều hơn thời gian ở nhà luôn khắc sâu trong tâm khảm chúng ta. Khi được tha, gặp được người bạn cũ trên đường trở về Minh mới được bạn tặng cho một bộ quần áo lành lặn, tươm tất:
(9)“Chiếc thuyền gần đến… Phú chỉ tay ra, thằng cu Hiền thành thử cũng nín khóc, ngây ngô nhìn… Cái thuyền cứ thẳng phía nhà Phú mà tiến vào. Người mặc quần áo tây giơ tay lên vẫy vẫy… Thì Phú ôm chặt lấy đứa cháu nhảy nhót trên bè nứa làm cho cả mái nhà tròng trành mà kêu rít lên.
- Anh Minh! Anh Minh! Đẻ ơi đẻ! Anh Minh đã về!… Đẻ ơi ngồi dậy đi, mau lên”.
[NNL3, tr.188]
Cũng là một bộ trang phục theo phong cách của người nước ngoài được Minh khoác trên người trong ngày trở về sau bao năm xa cách nhưng bộ trang phục này lại không phải là của Minh. Đã 7 năm, kể từ ngày Minh bị bắt ra nhà tù Côn Đảo, vẫn cái áo vải rách rưới đã bạc màu, nay gặp lại ông Tham Quang, người bạn tốt nhất của Minh thì chàng mới có bộ quần áo tây ấy để mặc.
(10)“Một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giày cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng….”
[NNL1, tr.9]
Hình ảnh Văn Minh vợ hiện lên rất trẻ trung, khỏe khoắn, tân thời qua ngòi bút miêu tả của Vũ Trọng Phụng: một thiếu nữ mặc quần đùi trắng. Đây là hình ảnh rất đẹp và quen thuộc với những ai yêu thích các môn thể thao thời nay. Một cô gái trẻ trung, tóc búi cao, tay cầm vợt, mặc quần đùi trắng trong sân quần thì thật là bắt mắt. Hình ảnh Văn Minh vợ đúng là hình ảnh tiêu biểu cho phong trào thể thao, âu hóa mang tên văn minh.
(11)“Người ấy mặc cái áo sa hoa, đội cái khăn lượt ta, đi một đôi giày tây. Còn người kia thì đầu không khăn, chân giẫm đất, mặc một cái áo tây cũ vải vàng, nét mặt trông lại hung ác hơn nữa, tay cầm một tập giấy. Phú đoán người vận áo dài là viên lục sự hay thừa phái chi đó, còn anh kia hẳn là người loong toong…….
Xong đâu đấy, cả hai ngồi xuống ghế, rồi người vận áo dài khẽ nói một cách rất ôn tồn:
- Anh nên sửa soạn đáp lại những câu hỏi của quan trên. Nói xong, người ấy mở rộng cái bìa giấy má trên hai đầu gối, lại lôi ở túi ra một cái bút máy, trong khi
người có cái áo tây vàng bắt chân chữ ngũ lên mà rung đùi một cách đắc chí………. [NNL3, tr.84]
Trong đoạn hội thoại có hai nhân vật được biểu thị bằng các tên gọi khác nhau thông qua kiểu dáng và màu sắc bộ trang phục mà người ấy mặc. Để gọi tên nhân vật Lục Sự, một con người gian xảo, mưu mô, độc ác, suốt đời chỉ làm một cái việc nham hiểm là buộc tội mọi người bằng những câu hỏi vặn xung quanh thì Vũ Trọng Phụng đã gọi bằng những tên gọi như: Người ấy mặc cái áo sa hoa, người vận áo dài…
Viên lục sự ăn mặc rất lịch sự và chỉn chu với chiếc áo dài sa hoa. Bên cạnh đó hình ảnhngười có cái áo tây vàngchính là để nói đến nhân vật Anh Cạp - một tên mật thám của ông huyện, đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng với các phạm nhân với tất cả các chiêu trò tra tấn dã man mà không hề để lại dấu vết.
(12)“Người có áo tây vàng đứng lên phân vua:
- Thế là anh nhận hai tội rồi đấy nhé. Cứ biết vậy, chốc nữa thì đừng có chối cãi”
[NNL3, tr.85] (13)“Anh chàng áo tây thì lại rung chân một cách khả ố hơn nữa. Nhưng Phú không đáp lại chỉ khoanh tay, đứng tựa lưng vào tường.
[NNL3, tr.89] (14)“Người áo tây vàng nói leo vào:
- Ông lại dần xác ra bây giờ chứ hỗn thế à! Bố anh, anh ruột anh đều chống lại chính phủ. Bây giờ đến lượt anh! Mau lên khai ra… Đừng chối cãi vô ích.”
[NNL3, tr.89] (15)“ Đoạn lão liếc mắt ra hiệu cho anh chàng áo tây ngắn. Tên này đứng lên, lại gần Phú, tát cho đánh bốp một cái vào hai mắt. Phú loạng choạng”.
[NNL3, tr.91]
Luôn luôn đi cùng ông Lục sự trung thành như một cái bóng trong các cuộc hỏi cung phạm nhân anh Cạp hiện lên là một nhân vật vận chiếc áo tây ngắn vải vàng. Tác giả chỉ tập trung vào đặc điểm, kiểu dáng, màu sắc của bộ trang phục để gọi tên nhân vật. Chỉ đến khi tình cờ được Kim Dung, con gái của quan huyện tiết lộ thì chúng ta mới biết chính xác tên gọi của từng nhân vật gắn liền với đặc điểm, kiểu dáng, màu sắc của từng bộ trang phục ấy:
(16)“Ló đầu nhìn, Dung thấy đó là hai người. Một người mặc áo dài, tiếng nói đích là tiếng ông lục sự. Còn người kia mặc áo tây vàng, thì dễ thường là anh Cạp, một tên mật thám của ông huyện, sự khủng bố của bọn phạm nhân”.
Sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, đài các Kim Dung không phải lo lắng, bận tâm vì bất cứ điều gì. Nàng chỉ việc tận hưởng cuộc sống và sống thật vui vẻ mà thôi. Thực tế cuộc sống đủ đầy về vật chất, thoải mái về tinh thần cũng khiến Kim Dung không có điều gì phải bận lòng. Nhưng nàng không chỉ là một cô gái xinh đẹp mà còn là một người con gái có tấm lòng nhân ái và lối sống giản dị:
(17)“Một thiếu nữ ăn vận xuềnh xoàng, đội nón Huế, đi giày kinh, cũng theo quan vào điếm. Lời nói thứ nhất của quan là mắng con gái:
- Ô cái con bé này hay nhỉ? Ai cho đi mà đi thế?
Dung nũng nịu như quanh đấy không có ai nữa, cười trừ mà rằng: - Thì cậu để yên con quan sát mọi sự thì đã sao!”
[NNL3, tr.50]
Là một tiểu thư đài các nhưng Kim Dung không kiểu cách, cầu kỳ mà rất giản dị khi đi ra ngoài thậm chí là ăn vận rất xuyềnh xoàng.
(18)“ Trên cái màn ảnh ấy cảnh đời của Long lần lượt diễn ra từng miếng một rồi kế tiếp nhau quay và cùng quay tít như cảnh như cảnh một cái cối xay, nhà Bảo Anh, thị Mịch, Nghị Hách, ông già âu phục vải vàng, tấn kịch gian phu dâm phụ, Tuyết, cuộc sống cuồng dâm, Tú Anh…. Hình ảnh Tú Anh hiện ra trên màn ảnh không thay đổi nữa”
[NNL2, tr.456]
Ông già âu phục vải vàng là biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật ông già Hải Vân, bạn thân của lão Nghị Hách và là cha ruột của cậu Tú Anh. Cuộc đời người đàn ông tài giỏi ấy vốn dĩ rất nhiều biến động thăng trầm nhưng sau khi biết được toàn bộ sự thật mà Hải Vân tiết lộ thì giờ đây trong thước phim giờ phút cuối đời, trong con mắt của thanh niên Long ông già Hải Vân chỉ đơn giản là một ông già âu phục vải vàng rất xa xăm, mông lung, mờ ảo.
Không chỉ nhằm góp một phần trong việc biểu lộ tính cách nhân vật thì tác giả mới miêu tả kĩ đặc điểm trang phục của các nhân vật mà ngay cả các nhân vật phụ cũng được Vũ Trọng Phụng lấy đặc điểm trang phục gắn liền với nghề nghiệp, công việc để gọi tên nhân vật:
(19)“Một người lính khố xanh cắm cổ phóng xe đạp về huyện……. Nửa giờ sau thì quan huyện ngồi trên xe nhà, đến với sáu người lính khố xanh….. Phú bị một người lính khố xanh áp giải về huyện lỵ vì tội cầm đầu biểu tình”
(20)“- Cố đi ít lâu rồi cơm nước nghỉ ngơi một thể.
Một người cai khố xanh đã cưỡi xe đạp dạo một lượt và nói thế với bọn lính và bọn lý dịch có phận sự đốc thúc bọn phu”.
[NNL3, tr.42]
Nếu như kiểu dáng, chất liệu, màu sắc của bộ trang phục được tác giả gọi tên nhân vật để góp phầnbộc lộcon người của nhân vật thì những thói quen trong cách sử dụng trang phục hay hoàn cảnh giúp chúng ta thay đổi cách thức sử dụng so với mục đích ban đầu của bộ ý phục cũng góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật ấy:
(21)“Thằng cha cởi trần là một anh huyện vừa bị gọi về phủ Thống sứ, nghe đâu như là bị vỡ đê...
- Ồ! Nếu vậy thì là quan phụ mẫu huyện tôi rồi”.
[NNL3, tr.170] (22)“Trên bao lơn có một người đàn ông đứng tuổi cởi trần ngồi trên một cái ghế mây, hai ống quần sắn lên tận bẹn, cổ để ngửa trên thành ghế, tựa hồ đương mải ngẫm nghĩ các vì tinh tú trên không gian. Người ấy cứ ngồi nguyên như thế hàng giờ, nếu không có cái tay thỉnh thoảng phe phẩy cái quạt dưới chân thì Minh phải cho là ngồi ngủ.
[NNL3,tr.170]
b. Bộc lộ đặc điểm cơ bản về một số bộ phận trên cơ thể
(23)“Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mía… …Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giật ái tình…
…Xuân Tóc Đỏ đứng phăng lên, anh hùng mà nói dỗi… …Xuân Tóc Đỏ lại cười hí hí như ngựa rồi ngồi xuống…”
[NNL1, tr.6] (24)“Xuân Tóc Đỏ nhăn mặt khó chịu đứng lên…
…Xuân Tóc Đỏ gắt cấm cẩu…
…Bất đắc dĩ Xuân Tóc Đỏ gật đầu lia lịa.
…Động lòng thương ông thầy nghèo, Xuân Tóc Đỏ đỡ hộ…”
[NNL1, tr.213-215]
Trong tác phẩm Số đỏ ta bắt gặp 209 lượt sử dụng biểu thức Xuân Tóc Đỏ, cùng với những cách gọi khác như: ông Xuân Tóc Đỏ, thằng Xuân Tóc Đỏ, ông đốc tờ Xuân Tóc Đỏ, thằng Xuân Tóc Đỏ nhặt quần…. Với cách gọi tên bằng danh ngữ có phụ tố miêu tả “tóc đỏ” đã làm nổi bật lên đặc điểm một anh Xuân với vẻ bề ngoài khá
nổi bật, khiến mọi người phải chú ý đến. Vào năm 1936, thời điểm mà tác phẩm ra đời, khi hóa chất nhuộm tóc còn chưa phổ biến và trở thành trào lưu như hiện nay thì mái tóc đỏ ấy là đặc điểm bất thường. Mái tóc đỏ của Xuân là sản phẩm tiêu biểu do sở thích của một tên “ma cà bông” tự tạo nên bằng một phương thức nào đó, do cái nắng thiêu đốt bao ngày tháng của tuổi thơ đầy dữ dội hay do nguồn gốc xuất thân không phải là người Việt của nó? Khi được hỏi về đặc điểm của mái tóc Xuân có giải thích lấy lệ rằng:
(25)“Ông thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù:
- Khá lắm! hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc không được đen. - Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ.”
[NNL1, tr.11]
Theo nó lý giải thì tóc nó đỏ một cách tự nhiên chính vì cái nắng Hà thành, đó là kết quả của những tháng ngày rong ruổi trên đường bán nhật trình, bán thuốc lậu, trèo me, trèo sấu hay chạy cờ hiệu.
Đây là biểu thức xuyên suốt hành trình của cuốn tiểu thuyết. Ngay từ trang mở đầu cho đến trang cuối của tác phẩm ta đều thấy biểu thức được sử dụng rất nhiều lần. Điều ấy cho ta thấy đặc điểm về mái tóc của Xuân không có gì thay đổi và biến chuyển gắn liền với tất cả các chặng đường đời của nhân vật. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ chính là một hình thức lai căng điển hình giai đoạn đó bởi: Người Việt ta khi xưa và nay vốn dĩ máu đỏ da vàng và tóc chưa bao giờ đỏ cả.
Cách gọi tên này bằng danh ngữ có phụ tố miêu tả “tóc đỏ” đã giúp chúng ta phân biệt Xuân này với những Xuân khác. Mái tóc đỏ là đặc điểm bề ngoài giúp chúng ta nhận diện nhân vật một cách chính xác nhất. Nếu lúc nó còn là một tên ma cà bông, mái tóc đỏ của nó không làm cho người ta phải để ý, cũng chẳng khiến người đọc phải bận tâm thì khi nó trở thành bạn trai cô Tuyết - một người tham dự vào công cuộc Âu hóa, một giáo sư quần vợt thì mái tóc đỏ ấy lại trở thành đề tài để mọi người bàn luận, trầm trồ khen ngợi và mái tóc ấy trở nên hết sức tân thời và nhiều người mong muốn có một mái tóc tân thời như vậy:
(26)“Một thiếu niên nhìn mãi cái đầu tóc đỏ ấy rồi lễ phép hỏi:
- Thưa ngài, tóc ngài nhuộm bằng thứ thuốc hóa học nào đấy thế ạ? Bẩm đẹp lắm, thật là hợp thời trang! Chúng tôi cũng muốn nhuộm tóc mà không biết thuốc …..Giá lại hơi uốn quăn nữa thì tuyệt đẹp.
Xuân đáp:
- Nếu ngài lại tiệm Âu hóa của tôi thì tôi sẽ mách dùm cho. Cô gái mới nhìn Tuyết phê bình nịnh:
- Rõ khéo cái anh này! Ông ấy chủ trương cái hợp thời, những mốt lịch sự, thì hẳn tóc ông ấy phải đẹp, lại còn khen phò mã tốt áo!”
[NNL1, tr.92]
Khi nhắc đến đặc điểm mái tóc của nhân vật ta không thể không nhắc tới nhân vật Vạn Tóc Mai - con trai của Nghị Hách. Cậu ta tên là Vạn. Con trai ruột của nhà nghiệp chủ Tạ Đình Hách. Là con của Tạ Đình Hách nhưng cậu ấy không được gọi bằng cái tên Tạ Đình Vạn mà chỉ xuất hiện trong trang tiểu thuyết bằng những cái tên: