Nghề nghiệp mang tính chất nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 115 - 116)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật

3.3.6. Nghề nghiệp mang tính chất nghệ thuật

(200)“ Nhà mỹ thuật sầm sầm chạy vào, có nhà viết báo đi theo.

Nhà mỹ thuật giơtay lên trời mà than dài: - Ôi! phong hóa suy đồi!

Đoạn quay về sau lưng giơ tay lặng lẽ phân bua với nhà viết báo. Ông này cho đó là cơn ghen đích đáng của những nhà nghệ sỹ chân chính (những nhà nghệ sĩ hay cả ghen lắm) liền phịu mặt khẽ nói:

- Thật không thể tha thứ được!

- Nhưng nhà mỹ thuật lại hiểu câu ấy theo ý riêng chứ không phải do lòng ghen tuông.”

[NNL1, tr.50] (201)“Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mỹ thuật cũng hăng hái nói tiếp:

- Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ đã hiểu ra chưa? - Vợ nhà mỹ thuật thất thanh kêu:

Nhà viết báo giơ hai tay lên không khí, ra vẻ sốt ruột: - Giời ơi! Thì chỉ có thế mà mãi không hiểu?

- Nhà mỹ thuật lại tấm tức nói ngay: - Rõ đồ khốn! Tưởng bở!....”

[NNL1, tr.51-52] (202)“ - À, đây không có ai tên là ông Tip Phờ Nờ ạ!

- Có lắm. Chính là ông mỹ thuật Đông Dương, ông cai thợ may, cái ông vẫn ký tên ở các mục phụ nữ là TYPN, nghĩa là: tôi yêu phụ nữ!”

[NNL1, tr.48]

Những biểu thức: Nhà mỹ thuật, nhà viết báo, ông nhà báo, ông mỹ thuật Đông Dương được sử dụng rất nhiều lần. Điều ấy cho ta thấy rõ hơn tính cách của họ cũng như vai trò của các nhân vật này trong công cuộc văn minh, âu hóa. Họ là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, làm đẹp cho đời qua ngòi bút hoặc qua đôi tay khéo léo, tài tình của người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)