Phân tích về kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 54)

Chi phí dùng cho đào tạo, bồi dưỡng trong từ năm 2009 – 2014 xem Bảng 2.5

Bảng 2.5. Kinh phí đào tại Công ty ĐLHD từ năm 2009-2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Kinh phí đào tạo Triệu

đồng 1.355,70 1.054,50 1.246,0 2.699 2.702 3.399 2 Tổng quỹ tiền lương Triệu

đồng 61.330,0 94.167,0 97.860,0 126,08 133,492 151,148 3 Tổng số lao động Người 895 981 1140 1.299 1.510 1.460

4 Chi phí đào tạo bình quân một lao động

Triệu

đồng 1,515 1,075 1,093 2,077 1,789 2,328

5 Kinh phí đào tạo/

Tổng quỹ tiền lương % 2,21 1,12 1,27 2,14 2,02 2,24

( Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch đào tạo của Công ty ĐLHD từ các năm 2009-2014)

Tỷ trọng kinh phí đào tạo và quỹ tiền lương tại Công ty ĐLHD trong các năm 2009-2014 2.21 1.12 1.27 2.14 2.02 2.24 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.3. Tỷ trọng kinh phí đào tạo và quỹ lương tại Công ty ĐLHD Nhận xét:

Kinh phí dùng cho đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty ĐLHD trung bình trong 06 năm là 1,83 tỷ đồng chiếm 1,65% quỹ lương toàn công ty ( xem Hình 2.3), với mức chi như vậy là thấp so quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4% tổng quỹ tiền lương.

Việc định mức chi phí cho đào tạo như vậy thì chúng ta đã coi kinh phí cho đào tạo như là khoản chi phí chứ không phải là khoản đầu tư, và với số tiền hơn một tỷ trên năm là không lớn, rất khó khăn cho việc đào tạo một cách bài bản và chưa khai thác nguồn kinh phí để thực hiện đào tạo hiệu quả.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng tại Công ty ĐLHD. 2.2.1. Công tác tổ chức quản lý đào tạo trong Công ty.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng tại Công ty ĐLHD được tổ chức trong Công ty và ngoài Công ty do phòng Tổ chức & Nhân sự là đơn vị đầu mối trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện và tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Công ty đã xây dựng riêng một Quy chế về công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên những quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tiến trình đào tạo, bồi dưỡng tại Công ty được khái quát thực hiện theo sơ đồ tại Phụ lục số 03.

2.2.2. Đào tạo trong Công ty.

Đào tạo trong Công ty là loại hình đào tạo theo quy định bắt buộc của ngành, Công ty thành lập hội đồng để chỉ đạo công tác đào tạo, chủ tịch hội đồng là Giám đốc công ty, giảng viên là chuyên gia của công ty. Đào tạo trong công ty bao gồm: đào tạo nhân viên mới tuyển dụng, đào tạo các quy trình, đào tạo thi nâng ngạch chuyên viên chính, đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm.

Nhân viên mới tuyển dụng sẽ được Công ty đào tạo trong thời gian khoảng 03 ngày. Nội dung đào tạo chủ yếu về quy trình an toàn điện, các quy chế, quy định của Công ty liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Sau đó nhân viên được điều động về các đơn vị, tại đây nhân viên sẽ được đào tạo về quy trình an toàn điện một lần nữa với nội dung phù hợp với công việc được phân công. Sau khi kiểm tra quy trình đạt yêu cầu, nhân viên sẽ làm việc dưới sự kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm. Đó là quy trình đào tạo 3 bước: bước đầu là cấp Công ty, bước thứ hai là cấp Điện lực và bước thứ ba kèm cặp trực tiếp tại nơi làm việc.

b) Đào tạo quy trình hàng năm.

Việc đào tạo quy trình hàng năm theo quy định bắt buộc của ngành, hai quy trình chủ yếu được đào tạo hàng năm là Quy trình kỹ thuật an toàn điện và quy trình kinh doanh điện năng. Việc đào tạo quy trình an toàn điện là bắt buộc thực hiện hàng năm đối với công nhân trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến điện và thời gian 02 năm một lần đối với các cấp quản lý và nhân viên làm gián tiếp. Đối với quy trình kinh doanh điện năng tổ chức đào tạo một lần trên năm áp dụng đối với công nhân trực tiếp làm công tác kinh doanh điện năng. Việc đào tạo do hội đồng của công ty thành lập ra thực hiện. Thời gian đào tạo, bồi huấn thường 1- 2 ngày, sau khi đào tạo có kiểm tra đánh giá kết quả.

c) Đào tạo nâng bậc cho công nhân hàng năm.

Hàng năm, công ty tiến hành đào tạo nâng bậc đối công nhân trong diện thi nâng bậc. Quy trình đào tạo bao gồm 02 phần: lý thuyết và thực hành, Phần lý thuyết với nội dung về an toàn điện và nội dung kỹ thuật điện liên quan đến ngành nghề đào tạo nâng bậc. Thời gian đào tạo lý thuyết khoảng 01 tháng, sau khi đào tạo xong có kiểm tra đánh giá kết quả. Sau khi công nhân trải qua phần đào tạo lý thuyết, chuyển sang thi thực hành. Phần thi thực hành

phù hợp với nghề đào tạo, các nghề bao gồm: quản lý đưởng dây và trạm, sửa chữa thiết bị, thí nghiệm điện, công nhân kinh doanh, trực vận hành các trạm 110 kV. Đối với công nhân bậc cao ( từ bậc 6 trở lên), thì phải làm chuyên đề và bảo vệ trước hội đồng thi.

d) Đào tạo thi nâng ngạch chuyên viên chính.

Đối với các cán bộ viên chức chuyên môn nghiệp vụ khi đã hưởng hết bậc lương ở ngạch đang hưởng. Công ty ĐLHD hàng năm đều tổ chức bồi huấn, đào tạo và tổ chức thi nâng ngạch cho các cán bộ đủ điều kiện, do Hội đồng thi và Ban giám khảo thi nâng ngạch tổ chức theo đúng các quy định của ngành.

đ) Đào tạo, bồi huấn chuyên môn nghiệp vụ.

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức các lớp bồi huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho các CBCNV trong đơn vị. Nội dung được đào tạo bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ như: Tài chính kế toán, Kinh doanh điện năng, Quản lý vật tư, Tiền lương, Tin học, Vận hành lưới điện, An toàn vệ sinh lao động… Giáo viên hướng dẫn chủ yếu là cán bộ các phòng chuyên môn nghiệp vụ có thâm niên và kinh nghiệm công tác tại Công ty với thời gian bồi huấn từ 02 đến 03 ngày.

2.2.3. Đào tạo ngoài công ty.

Đào tạo bên ngoài công ty do các cơ sở giáo dục và đào tạo bên ngoài công ty thực hiện. Đào tạo bên ngoài công ty bao gồm: đào tạo về lý luận chính trị, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn,

a) Đào tạo về lý luận chính trị.

Đào tạo về chính trị bao gồm trung cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị ( cao cấp lý luận). Việc đào tạo này do công ty cử đi đào tạo theo yêu cầu chuẩn hoá cán bộ và đào tạo cán bộ dự nguồn trong diện quy hoạch. Đối

với cán bộ là trưởng phó đơn vị học trung cấp lý luận chính trị còn đối với các cán bộ quy hoạch chức danh trong ban giám đốc đào tạo về cử nhân chính trị ( cao cấp lý luận chính trị ), kinh phí cho việc đào tạo này do công ty chi trả.

b) Đào tạo dài hạn

Đào tạo dài hạn bao gồm: Đại học tại chức, đại học văn bằng 2, sau đại học. Đại học tại chức chủ yếu là đào tạo về hệ thống điện cho đối tượng đang làm công việc về điện nhưng chưa có bằng đại học, cơ sở đào tạo chủ yếu tập trung 02 trường là Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Điện lực. Đào tạo văn bằng 02 áp dụng cho đối tương đã có một bằng đại học. Đối với người có bằng đại học chuyên ngành về điện thì học thêm bằng 2 về kinh tế và ngược lại người có bằng về kinh tế thì học thêm về điện. Đào tạo sau đại học, đào tạo ở 02 chuyên ngành chính là Kỹ thuật điện và quản trị kinh doanh ( tính đến 2013 toàn công ty có 22 người có bằng thạc sỹ, thì chỉ có 03 người đào tạo về hệ thống điện còn lại là quản trị kinh doanh). Việc đào tạo dài hạn chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cá nhân người đi học, thời gian học ngoài giờ hành chính, học phí chủ yếu do cá nhân tự túc.

c) Đào tạo ngắn hạn

Đào tạo ngắn hạn nội dung bao gồm cập nhật các chế độ chính sách về quản lý nhà nước ( thuế, Quản lý nhà nước, quản lý xây dựng, kế toán, Kiến thức pháp lý, Chế độ tiền lương…). Việc đào tạo xuất phát từ quy định của nhà nước về cập nhật sự thay đối chính sách. Việc tổ chức thưòng do các cơ quan quản lý nhà nước trên đại bàn tỉnh Hải Dương thực hiện và do Công ty mẹ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức đào tạo.

d) Đào tạo nước ngoài.

Hàng năm, Công ty đều tổ chức các đoàn cho CBCNV đi học tập tại nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên vụ trong lĩnh vực công tác. Việc

tham quan học tập tập trung vào những nước có trình độ phát triển trong khu vực như Mỹ, Hàn Quốc, Singapor, Trung Quốc…

2.2.4. Số liệu về đào tạo tại Công ty ĐLHD.

Số liệu về đào tạo tại Công ty từ năm 2009-2014 được thể hiện ở Bảng 2.6 Bảng 2.6. Số liệu đào tạo tại Công ty ĐLHD từ năm 2009-2014.

Đơn vị tính: Lượt người

TT Nội dung đào tạo

Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 I Đào tạo trong Công ty 651 859 1140 658 2.262 1.286 1 Đào tạo nhân viên mới tuyển

dụng 85 130 180 150 211 25 2 Đào tạo nâng bậc công nhân 61 57 56 73 75 265 3 Đào tạo thi nâng ngạch chuyên

viên chính 3 2 12 4 3 3 4 Đào tạo về công tác kinh doanh,

kỹ thuật, vật tư, tài chính… 502 670 892 431 1.973 993 II Đào tạo ngoài Công ty 499 488 447 497 1.675 1.782

1 Đào tạo lý luận chính trị 57 62 19 25 34 19 2 Đào tạo Thạc sỹ 6 10 1 3 1 2 3 Đào tạo Đại học 8 103 2 3 1 5 4 Đào tạo nước ngoài 35 38 5 18 20 34 5 Đào tạo bồi huấn chuyên môn,

nghiệp vụ khác 393 275 420 448 1.619 1.722 III Tổng cộng 1.150 1.347 1.587 1.155 3.937 3.068

( Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch đào tạo của Công ty ĐLHD từ các năm 2009-2014)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCNV từ năm 2009 trở lại đây đã được các cấp lãnh đạo trong Công ty quan tâm đúng mức, trung bình có hơn một nghìn lượt người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, tập trung vào một số lĩnh vực chính như: Đào tạo cho nhân viên mới tuyển dụng, nâng bậc công nhân, bồi huấn chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo lý luận chính trị.

Các lớp đào tạo bồi huấn ngắn hạn do Công ty ĐLHD tổ chức chiếm 41,91%, đào tạo ngoài Công ty chiếm 58,09%. Việc đào tạo hệ Đại học đã được quan tâm, tuy nhiên số lượng được cử đi hàng năm không nhiều trung bình là 2,3%, do đã được bổ sung trong các lần tuyển dụng. Riêng trong năm 2010 do chuẩn bị nhân lực cho việc thay đổi chiến lược kinh doanh Công ty đã liên kết với trường Đại học Điện lực mở lớp đào tạo Đại học tại Công ty với số lượng là 102 người.

2.3. Điều tra khảo sát.

2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin.

Với phương pháp phỏng vấn trực trực tiếp và phương pháp phỏng vấn gián tiếp qua bảng khảo sát tới Ban lãnh đạo, lãnh đạo cấp trung và nhân viên Công ty tại các phòng và đơn vị chức năng, các câu hỏi được phân theo từng mục của nội dung phù hợp với sự nghiên cứu của đề tài. Nội dung chính là:

- Thực trạng công tác tổ chức nhân sự, đào tạo và phát triển của Công ty hiện đang diễn ra như thế nào?

- Vai trò của đào tạo và sự liên kết của nó với các chức năng chuyên môn khác được thể hiện như thế nào?

- Đâu là thế mạnh của hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp?

- Nhu cầu đào tạo của nhân viên về những kỹ năng, kiến thức chuyên môn gì để phục vụ tốt công việc?

- Lãnh đạo Công ty cần làm gì để hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc của mình?

Lãnh đạo và nhân viên có hài lòng với phong cách quản lý đào tạo và hành lang pháp lý nội bộ cho công tác quản trị nhân sự, quản lý đào tạo hiện nay của Công ty không?

Tác giả tập trung vào các tác động tích cực và tiêu cực của đào tạo hiệu quả và không hiệu quả. Các lợi thế của những người được cử đi học, kết quả sau học của họ và những đối tượng được cử đi đào tạo. Sự phối hợp giữa bộ phận đào tạo và các bộ phận khác trong toàn Công ty.

Bên cạnh đó, vì đào tạo là một phần quan trọng của quản trị nhân sự. Nên tác giả cũng phỏng vấn chi tiết tình trạng quản lý nhân sự, cơ cấu lao động, phong cách tuyển dụng, cách bố trí và sắp xếp công việc cho người lao động, điều kiện môi trường làm việc, chính sách đào tạo, cơ hội học hỏi và thăng tiến, điều kiện nơi làm việc, nhận định về chính sách lương/thưởng, văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu doanh nghiệp, quan hệ đồng nghiệp và cấp trên, cách điều hành của Ban Giám Đốc, sự hài lòng và kỳ vọng của doanh nghiệp với Công ty.

- Làm thế nào để xây dựng được một chiến lược đào tạo hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của cán bộ nhân viên?

- Làm thế nào để nuôi dưỡng và đào tạo cán bộ nguồn?

Giám đốc doanh nghiệp tự đánh giá thế nào về xây dựng chính sách, hoạch định chiến lược nhân sự, đào tạo để cùng thực thi trong việc xây dựng môi trường văn hóa, sự chuyên nghiệp trong hệ thống tổ chức ngành dọc của Công ty?

Quan điểm của nhân viên về đãi ngộ và sử dụng họ sau đào tạo như thế nào để họ công hiến, phát triển và cam kết sẽ gắn bó làm việc lâu dài với

doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần khắc phục những khó khăn, và nhược điểm nào để tạo được hiệu quả trong phát triển đồng bộ hệ thống nhân sự và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo?

2.3.2. Lưu đồ thực hiện khảo sát.

Tác giả đã chia việc thực hiện khảo sát trong nội dung nghiên cứu của mình thành nhiều bước khác nhau, tiến trình thực hiện được thể hiện dưới lưu đồ sau:

Hình 2.4: Tiến trình thực hiện khảo sát tại Công ty ĐLHD Soạn bảng hỏi Đăng ký lịch phỏng vấn Khảo sát thực Ban lãnh đạo Công ty Cán bộ cấp trung và nhân viên Phân tích kết quả khảo sát

- Soạn bảng hỏi: Các câu hỏi được soạn và đưa ra dưới dạng phiếu khảo sát đối với từng đối tượng được phỏng vấn.

- Đăng ký lịch phỏng vấn:

+ Thời gian: từ ngày 26/5/2014 đến ngày 30/5/2014: phỏng vấn đối với Ban lãnh đạo Công ty.

+ Thời gian: từ ngày 02/6/2014 đến ngày 05/6/2014: phỏng vấn lãnh đạo cấp trung và cán bộ nhân viên.

- Khảo sát thực:

+ Ban lãnh đạo Công ty: Phỏng vấn trực tiếp.

+ Cán bộ cấp trung và nhân viên: Phiếu khảo sát theo phụ lục 4. - Phân tích kết quả khảo sát: Các phiếu khảo sát sau khi thu thập được tổng hợp và phân tích kết quả như phụ lục 5.

2.4. Đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Công ty ĐLHD. ĐLHD.

Qua việc tổng hợp kết quả phỏng vấn và phân tích kết quả khảo sát, tác giả có những đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)