Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 38 - 40)

1.5. Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.5.4. Đánh giá kết quả đào tạo

Sau khi tiến hành đào tạo nguồn nhân lực thì khâu đánh giá kết quả là cần thiết. Vì qua đó ta có thể biết chương trình thành công hay không so với chỉ tiêu đã đề ra. Mặt khác đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi cho quá

trình đào tạo, từ đó giúp nhà quản trị nhân sự xây dựng, tổ chức những khóa học phù hợp hơn với nhân viên, với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc đánh giá cần phải được thực hiện thường xuyên, ngay cả trong quá trình đào tạo để có thể điều chỉnh kịp thời những yếu kém hay sai sót sao cho quá trình giáo dục, đào tạo đạt kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số cách thức đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo nhân viên:

+ Phân tích thực nghiệm: Chọn ra hai nhóm nhân viên để tiến hành

thực nghiệm. Ghi lại trình độ học vấn, nhận thức hay kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trước khi tham gia vào khóa huấn luyện. Chọn một nhóm bất kỳ tham gia vào khóa học, nhóm kia vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Sau thời gian đào tạo, ghi lại kết quả thực hiện công việc cả về số và chất lượng của nhóm được đào tạo và không được đào tạo. Phân tích và so sánh kết quả của hai nhóm, từ đó xác định hiệu quả và ích lợi của chương trình đào tạo.

+ Đánh giá những thay đổi của học viên: Đây là phương pháp đánh giá

những thay đổi của học viên theo các tiêu thức như: phản ứng, thu nhận, hành vi, kết quả.

- Phản ứng: là phương pháp đánh giá thái độ của học viên đối với chương trình đào tạo. Thông qua bảng đánh giá hiệu quả đào tạo được phát vào cuối khóa học, nhà quản trị nhân sự có thể xác định được: nhân viên có thích chương trình đào tạo đó không? nội dụng chương trình đào tạo có phù hợp với yêu cầu của công việc hiện tại hay không?

- Thu nhận: sau khi tham gia vào các khóa đào tạo, nhân viên cần được kiểm tra kiến thức mà họ thu được từ khóa học. Cách kiểm tra có thể thông qua bài kiểm tra viết vào giữa và cuối kỳ, các chuyên đề nghiên cứu hoặc

thông qua thao tác trực tiếp trên máy móc, thiết bị. Việc đánh giá này giúp nhà quản trị xác định được kết quả học tập của học viên một cách nhanh nhất.

- Hành vi: đây là phương pháp đánh giá về mặt nhận thức của nhân viên sau khi tham gia đào tạo. Cách đánh giá này được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định có thể là một tháng, một quý hay một năm và do các cấp lãnh đạo trực tiếp theo dõi, ghi nhận.

- Kết quả: là phương pháp đánh giá chất lượng của nhân viên sau khi đào tạo có phù hợp với mục tiêu ban đầu mà khóa học đề ra hay không. Việc đánh giá này dựa trên kết quả công việc thực tế của nhân viên (khối lượng, chất lượng sản phẩm làm ra hay cách thức tiến hành công việc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)