Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 35 - 38)

1.5. Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

Để có được kế hoạch đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ mục tiêu và xác định được đối tượng và nội dung cần đào tạo, thời gian đào tạo bao lâu và ngân sách cho công việc đào tạo đó.

1.5.2.1. Lựa chọn đối tượng đào tạo.

Việc cử đúng người đi đào tạo là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo.

Nghiên cứu động cơ của người đi xin học.

Xem xét nhu cầu của người đi xin học với nhu cầu của tổ chức.

Nghiên cứu về khả năng tiếp thu, về triển vọng phát triển nghề nghiệp của người lao động…

1.5.2.2. Lựa chọn hình thức đào tạo.

Mỗi phương pháp đào tạo đều có những ưu, nhược điểm cho nên để có được những kết quả đào tạo tốt nhất nhà quản lý cần phải phân tích các yếu tố như: ngân sách dành cho đào tạo của doanh nghiệp, yêu cầu công việc và đối tượng nhân viên để từ đó lựa chọn được chương trình đào tạo tối ưu nhất. Dưới đây là bảng nêu từng ưu nhược điểm của quá trình đào tạo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Bảng 1.2: Ưu, nhược điểm của đào tạo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Ưu điểm:

- Trang thiết bị máy móc có sẵn. - Không cần đội ngũ nhân viên bổ sung.

- Có thể áp dụng ngay lý thuyết vừa học tại nơi làm việc.

- Dễ dàng kiểm soát việc học tập. - Không phát sinh chi phí ngoài công việc.

Ưu điểm:

- Tránh được áp lực công việc và gia đình.

- Thời gian linh động.

- Dễ tìm hiểu những khó khăn của người lao động.

- Không khí, môi trường học thoải mái, nhẹ nhàng.

- Có thể kiểm tra lý thuyết và ý tưởng trong môi trường ít rủi ro (trao đổi kiến thức và kinh nghiệm).

Nhược điểm:

- Rủi ro cao đối với máy móc, thiết bị tăng phế liệu do thiếu kinh nghiệm làm việc.

- Thiếu thời gian do áp lực sản xuất, kinh doanh.

- Áp lực tâm lý đè nặng lên người lao động khi phải bộc lộ mình trước những nhân viên có kinh nghiệm.

Nhược điểm:

- Chi phí dành cho đào tạo và phát triển nhân viên cao.

- Môi trường không sát thực tế do vậy khó ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc hiện tại.

- Thời gian sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp.

- Thiếu nguồn nhân lực trong kinh doanh.

1.5.2.3. Xác định nguồn lực cho lao động.

lãnh đạo cấp cao hoặc những người có trình độ, tay nghề ổn định trong doanh nghiệp và cũng có thể là những giáo viên bên ngoài doanh nghiệp. Những giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy trong doanh nghiệp có ưu thế nắm bắt sát trình độ thực tế của nhân viên, các thiết bị máy móc có trong doanh nghiệp. Do vậy, các khóa học tổ chức bên trong doanh nghiệp thường cung cấp những kiến thức thực tế cho nhân viên. Trong khi đó, đối với các khóa học bên ngoài do giáo viên bên ngoài doanh nghiệp giảng dạy thì tập trung cung cấp những kiến thức cập nhật, cơ bản và phổ biến cho nhân viên.

Bên cạnh việc lựa chọn giáo viên giảng dạy, các phương tiện đào tạo như máy móc, thiết bị hiện đại hay trang thiết bị phục vụ cho học tập khác cũng cần phải được quan tâm chú ý. Bởi lẽ, những khóa đào tạo không những chỉ cung cấp kiến thức mang tính lý thuyết mà còn giúp nhân viên có cơ hội được thực hành.

Dự tính chi phí dành cho đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp cũng phải được tính đến và thường được lấy từ ba nguồn chủ yếu sau:

+ Chi phí bên trong: là chi phí cho các phương tiện vật chất và kỹ thuật như: máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định, nhiên nguyên vật liệu…, chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nhân viên bao gồm thù lao, chi phí đi lại, bồi dưỡng…

+ Chi phí cơ hội: là chi phí khó lượng hóa (bao gồm chi phí cơ hội của doanh nghiệp và chi phí cơ hội của học viên). Trong chi phí cơ hội loại dễ nhận biết nhất là tiền lương phải trả cho học viên trong thời gian họ đi huấn luyện, đào tạo và không tham gia làm việc trong doanh nghiệp.

+ Chi phí bên ngoài: là những chi phí phát sinh khi doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nhân viên bên ngoài doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm chi phí đi lại, ăn ở của nhân viên, học bổng (nếu có), tiền chi trả cho các

tổ chức thiết kế các chương trình đào tạo mà nhân viên trong doanh nghiệp đang tham gia.

Như vậy tổng chi phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực là

TC = C1 + C2 + C3 (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2004) Trong đó:

TC: tổng chi phí dành cho đào tạo C1: chi phí bên trong

C2: chi phí cơ hội C3: chi phí bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)