Thực hiện hiệu quả quy hoạch, sử dụng, luân chuyển cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp xã tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4.Thực hiện hiệu quả quy hoạch, sử dụng, luân chuyển cán bộ

4.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp xã

4.2.4.Thực hiện hiệu quả quy hoạch, sử dụng, luân chuyển cán bộ

Lựa chọn những thanh niên là con em các gia đình, cán bộ ở phƣờng đã tốt nghiệp hoặc đang học cao đẳng, đại học có nguyện vọng công tác tại xã. Trƣớc mắt, đây là nguồn cán bộ cho các chức danh chuyên môn của phƣờng; đồng thời lựa chọn những ngƣời nổi trội, có triển vọng vào qui hoạch nguồn cán bộ dự bị các chức danh cán bộ quản lí lãnh đạo của xã để đào tạo, bồi dƣỡng, chuẩn bị cán bộ cho lâu dài. Những cán bộ này, sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần giới thiệu đi học lớp đào tạo nguồn cán bộ, công chức do tỉnh, huyện tổ chức để đƣợc trang bị thêm kiến thức về quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Nguồn cán bộ xã cũng cần đƣợc tuyển chọn từ những công

nhân ƣu tú; bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ trở về địa phƣơng; con em các gia đình có công với cách mạng; các giáo viên trẻ có năng lực ở các trƣờng học trên địa bàn, các chiến sĩ công an trẻ công tác tại công an xã, cán bộ đoàn xã.

Lựa chọn những ngƣời có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi làm tổ chức cán bộ. Những ngƣời có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý làm công tác kiểm tra, thanh tra. Cần có cơ chế chính sách phù hợp để những ngƣời này công tâm, khách quan khi tiến hành nhiệm vụ tránh tình trạng bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc.

Thực hiện qui hoạch "động" và "mở": một chức danh có thể qui hoạch nhiều ngƣời và một ngƣời có thể qui hoạch nhiều chức danh; qui hoạch phải đƣợc nhận xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đƣa ra khỏi qui hoạch những ngƣời không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, kiên quyết loại bỏ những cán bộ bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tƣ cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.

Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã đƣợc rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hƣớng phát triển tốt vào các cƣơng vị lãnh đạo. Thay đổi quan niệm là ƣu tiên ngƣời đƣợc quy hoạch trƣớc: Ngƣời nào quy hoạch trƣớc thì bố trí sử dụng trƣớc, ngƣời nào quy hoạch sau thì bố trí sử dụng sau; mà cần có quan niệm với mọi cán bộ trong diện quy hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu nhƣ nhau, ngƣời nào có đủ tiêu chuẩn, năng lực và chiều hƣớng phát triển tốt hơn thì bố trí, sử dụng ngƣời đó.

Bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục, kết hợp hài hoà giữa cán bộ giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tƣ duy mới, cách làm mới, cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy. Tiến hành lựa chọn cán bộ để bố trí vào chức danh một cách khách quan, tập thể, dân chủ, có sự tham khảo ý kiến của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân. Lựa chọn cán bộ trong qui hoạch, đúng tiêu chuẩn, không châm chƣớc cho "nợ tiêu chuẩn" rồi đi học

trả sau nhƣ đã từng diễn ra trƣớc đây. Bố trí, đề bạt cán bộ phải đúng lúc, khi cán bộ đang sung sức phát triển, có khả năng cống hiến tốt nhất, tránh đề bạt cán bộ khi không còn khả năng phát triển hoặc có biểu hiện tụt hậu. Khắc phục triệt để tình trạng cán bộ bị kỷ luật hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phƣơng này, lĩnh vực công tác này lại đƣợc bố trí đảm nhận nhiệm vụ tƣơng đƣơng hoặc nhiệm vụ cao hơn ở địa phƣơng khác, lĩnh vực công tác khác.

Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lƣỡng, có bƣớc đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hƣởng đến hoạt động của bộ máy ở cơ sở. Chỉ nên luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí ở cơ sở, không nên luân chuyển công chức cơ sở vì đây là các chức danh chuyên môn cần sự chuyên sâu và ổn định. Chỉ nên luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, huyện - xã không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã với xã. Nên luân chuyển những cán bộ về cơ sở có nhiệt tình cách mạng, có năng lực tốt, tránh tình trạng "bị đẩy xuống cơ sở", coi cơ sở là điểm dừng chân cuối cùng. Nên ƣu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở, tạo bƣớc đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở chính quyền cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp xã tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 77 - 79)