2.3. Thực trạng hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp giữa Việt
2.3.5. Một số hạn chế về hợp tác phát triển nông-lâm nghiệp Việt Nam
Nam - Lào
Hợp tác về nông – lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào mặc dù đã có những thành quả to lớn song vẫn còn những tồn tại đáng kể cần sớm khắc phục trong giai đoạn hợp tác sắp tới.
Một là, hợp tác chưa bao trùm được lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông –
lâm nghiệp của hai nước như nội dung đã đề ra trong chiến lược 2001-2010. Cụ thể là chưa hình thành được các mối liên kết để phát triển các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, chế biến hàng hóa nông lâm sản, hàng xuất khẩu từ nguồn tài nguyên của Lào, v.v.…
Hai là, các chương trình, dự án hợp tác Việt - Lào tuy đã tập trung vào các
lĩnh vực dự kiến là nông, lâm nghiệp, giáo dục…, song thiếu đồng bộ, còn mang tính chất giải pháp tình thế nên dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao, chẳng hạn, các dự án sản xuất nông lâm nghiệp chưa gắn với giải pháp tiêu thụ sản phẩm đầu ra, dự án chăn nuôi chưa gắn với thị trường và nguồn thức ăn gia súc.
Ba là, các dự án còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn do cơ sở hạ tầng còn yếu
kém, trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh biên giới hai nước còn thấp, địa hình biên giới khó khăn cho giao thông vận tải và hai bên chưa đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất-kỹ thuật tại các vùng này. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
là đặc trưng cho cả Việt Nam và Lào. Hệ thống đường giao thông kém phát triển, mức độ điện khí hóa chưa cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, dịch vụ bưu chính viễn thông mới đáp ứng cho các khu vực thành thị…, đã kìm hãm sự vận hành của nền kinh tế, đồng thời gây khó khăn cho việc triển khai hợp tác nông – lâm nghiệp giữa hai nước. Các thủ tục xuất nhập cảnh, hàng hóa và người qua lại biên giới còn khó khăn, phiền hà, tốn kém.
Bốn là, hợp tác đầu tư (FDI) giữa hai nước chưa được đẩy mạnh vì cơ
chế chính sách và các biện pháp ưu đãi cho hoạt động đầu tư qua lại giữa hai nước chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chậm bổ sung sửa đổi. Ví dụ: Với diện tích đất thuê hơn 1000 ha ở Lào phải qua chính quyền Trung ương. Do vậy, khi thay đổi cơ chế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính sách đất đai của Lào không nhất quán, rõ ràng, nhiều dự án triển khai thực hiện trồng cao su đến nay chưa được ký hợp đồng thuê đất, giá cả thuê đất biến động, thiếu nhất quán nên làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không yên tâm khi tiếp tục đầu tư.
Hơn nữa, môi trường kinh tế vĩ mô của Lào còn nhiều bất cập (kinh tế chưa phát triển, thị trường nhỏ bé, sức mua yếu, cơ sở hạ tầng yếu, tiền tệ không ổn định…), nên dòng đầu tư FDI của Việt Nam vào Lào còn gặp nhiều khó khăn. Môi trường đầu tư của Lào so với trước tuy đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Năm 2009, Lào đứng thứ 150/180 về chỉ số minh bạch. Dù đã có những tiến bộ nhất định trong việc hoàn thiện thể chế chính sách như Luật Đầu tư sửa đổi ngày càng hấp dẫn hơn với những ưu đãi hợp lý nhằm khuyến khích cả đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Thủ tục hành chính vẫn còn rất rườm rà, còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì điều kiện để thành lập một doanh nghiệp mới tại Lào hiện đang ở mức kém hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí là khu vực Thái Bình Dương Cơ sở hạ tầng còn yếu kém là đặc trưng cho cả
Việt Nam và Lào. Hệ thống đường giao thông kém phát triển, mức độ điện khí hóa chưa cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, dịch vụ bưu chính viễn thông mới đáp ứng cho các khu vực thành thị… đã kìm hãm sự vận hành của nền kinh tế, đồng thời gây khó khăn cho việc triển khai hợp tác giữa hai nước.
Năm là, đối với chất lượng nguồn nhân lực, đây có thể coi là một trong
những điểm yếu nhất của Lào và cũng khó khắc phục được trong thời gian ngắn. Với một thực tế là, tỷ lệ dân số của Lào còn thấp và do hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, việc tiếp cận của dân cư Lào đối với các dịch vụ y tế, giáo dục thường khó khăn, đặc biệt là tại các vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Chính vì vậy, tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi 15-24 ở Lào là rất cao (tới khoảng 80%). Có quan điểm cho rằng, hiện tại chi phí lao động ở Lào thấp là một ưu thế thu hút đầu tư. Tuy nhiên, chi phí lao động thấp nhưng chất lượng lao động lại không cao, năng suất lao động thấp thì đây thực sự là điểm yếu chứ không phải lợi thế của quốc gia này không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai gần.
Sáu là, quản lý Nhà nước về nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác dự báo quy hoạch phát triển còn chưa được chú ý đúng mức, thiếu độ tin cậy và khoa học. Điều hành chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng, đầu tư chưa hợp lý; hạn chế tác động phân bổ nguồn lực của cơ chế thị trường; cải cách hành chính chậm trễ trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và phương thức điều hành sản xuất chưa được chú trọng. Trong quản lý sản xuất nông – lâm nghiệp, chưa khắc phục được tình trạng tập trung, quan liêu, cục bộ, kém kỷ luật. Nạn tham nhũng, lạm dụng chức quyền dù đã bị lên án nhưng vẫn chưa có giải pháp đủ hiệu lực; công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đã được tiến hành, nhưng hiệu lực còn hạn chế, thiếu cơ chế phản biện, giám sát của nhân dân.
Bảy là, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, giữa hai Chính phủ chưa có
khung pháp lý cụ thể. Thời gian qua, mỗi nước đều đã cố gắng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của mình, nhưng hành lang pháp lý cho quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn chưa thật đồng bộ và đầy đủ, nhất là trong điều kiện hai nước đang tham gia thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực (AFTA/CEPT, AIA…), tức là ngoài quan hệ đặc biệt, còn phải tính đến quan hệ theo pháp
luật và thông lệ quốc tế.
Mặc dù tư duy kinh tế và các chính sách kinh tế của CHCND Lào dù đã chuyển sang kinh tế thị trường nhưng vẫn còn những dấu ấn của kinh tế kế hoạch bao cấp. Những dấu ấn này đã thể hiện rõ nét trên nhiều mặt như cơ chế “xin-cho” vẫn tồn tại; các thị trường hình thành chưa đủ và sơ khai nên nhà nước vẫn phải can dự nhiều; các tín hiệu của thị trường như giá cả, lãi suất, tỷ giá tuy đã chịu tác động theo quy luật cung cầu của thị trường, như bàn tay an thiệp của Nhà nước vẫn còn mạnh, Nhà nước vẫn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động đầu tư kinh doanh; các kế hoạch kinh tế ngắn hạn và dài hạn vẫn còn nặng tính chủ quan, nên nhiều chỉ tiêu đề ra đã không thực hiện được, v.v…
Hệ thống pháp luật Lào chưa đủ và đồng bộ. Cho đến nay vẫn còn thiếu nhiều luật về kinh tế thị trường như thiếu luật bảo vệ người tiêu dùng, luật quản lý tài sản Nhà nước, luật chống tham những, luật kiểm soát độc quyền,…Tình trạng chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản do các bộ và chính quyền địa phương ban hành còn khá phổ biến, do vậy hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Mặt khác, các văn bản pháp luật chưa đủ cụ thể, minh bạch, rõ ràng. Nhiều văn bản pháp luật còn rất chung chung nên khó thực thi. Luật doanh nghiệp đã ban hành, nhưng những rào cản gây khó khăn cho sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp Lào tuy đang dần được cởi bỏ, nhưng còn rất chậm v.v…
Một khó khăn có tính chất bao trùm và cơ bản là hai nước đều là những nước nghèo và chậm phát triển, nên thiếu vốn, thiếu công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô. Bên cạnh những khó khăn trên đây, hai nước đều mới đi vào kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có nhiều khó khăn trong việc hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Thiên tai nặng nề liên tiếp xảy ra. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đối với mỗi nước tuy mức độ có khác nhau nhưng đều khá gay gắt.
Bối cảnh quốc tế và khu vực luôn biến động và đầy phức tạp sẽ chi phối và tác động tới mối quan hệ hợp tác về nông lâm nghiệp giữa hai nước. Ngoài những biến cố tiêu cực từ tình hình quốc tế, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện diễn biến hòa bình, thường xuyên dừng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, lợi dụng viện trợ kinh tế, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, gây chiến tranh tâm lý, xâm nhập nội bộ và can thiệp vào công việc nội bộ của từng nước..., cũng đều có tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Tất cả những khó khăn thách thức trên đây đều là những trở ngại không nhỏ tác động tới quan hệ hợp tác giữa hai nước về nông lâm nghiệp. Làm thế nào để hạn chế được những tác động tiêu cực một cách có hiệu quả, đang là vấn đề rất đáng quan tâm trong hợp tác giữa hai bên về nông lâm nghiệp hiện nay.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHÁT