Hợp tác về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho nông-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (Trang 78 - 80)

2.3. Thực trạng hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp giữa Việt

2.3.3. Hợp tác về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho nông-

lâm nghiệp.

Về Đào tạo nhân lực: Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã giúp Lào đào tạo ra rất nhiều cán bộ đủ các trình độ các cấp từ thấp đến cao, đảm nhận được các công việc chuyên môn cũng như quản lý. Năm 2010 - 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được Chính phủ cấp 1,2 tỷ đồng để tiếp tục đào tạo cho 24 cán bộ của Lào đang theo học đại học, thạc sỹ và tiến sỹ về nông lâm nghiệp tại các trường đại học Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được giao nhiệm vụ trực tiếp giúp Lào trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Trong thời gian qua Bộ đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc hợp tác với nước bạn Lào, cụ thể như:

Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, tập huấn cho cán bộ Lào về kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là tình hình một số dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng và động vật nhằm tăng cường khống chế dịch bệnh động thực

vật truyền lây qua biên giới. Cơ quan kiểm dịch hai nước phối hợp tổ chức kiểm tra hàng xuất nhập khẩu và vận chuyển quá cảnh hàng thực vật và sản phẩm động thực vật nhằm thực hiện hiệp định GMS về tạo điều kiện thuận lợi cho người và hàng hóa qua biên giới các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Cục thú y và Cục bảo vệ Thực vật Việt Nam đã phối hợp với phía Lào tổ chức một số lớp đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm dịch của Lào về kiểm dịch thực vật, chẩn đoán cúm gia cầm. Từ đầu năm 2009- 7/2009, Việt Nam đã hỗ trợ cho Lào 10.000 liều vắc xin lở mồm long móng và giúp Lào tự sản xuất vắc xin Ung khí thán.

Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, tập huấn về kiểm lâm, nhằm ngăn chặn vận chuyển, mua bán tài nguyên lâm nghiệp và động vật hoang dã trái phép. Cục Kiểm lâm VN và Cục thanh tra lâm nghiệp Lào đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát, ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển gỗ, lâm sản và các loài thú hoang dã trái phép trong giai đoạn 2009-2012; và thống nhất kế hoạch hợp tác về bảo vệ rừng, kiểm soát ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển gỗ và các loài động vật hoang dã trái pháp luật giai đoạn 2009-2012.

Các Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có các hoat động hợp tác và trao đổi thông tin thường xuyên với các đơn vị của Bộ Nông Lâm nghiệp Lào trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy lợi.

Thực hiện các hoạt động về hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Từ 2008-2009, Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam đã tổ chức 2 khóa huấn luyện chuyên sâu về kiểm dịch thực vật từ 3-4 tuần cho tổng số 22 cán bộ kiểm dịch thực vật của Lào.

Hai bên đã kịp thời báo cho nhau về tình hình một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc gia cầm (Bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, bệnh dịch tai xanh lợn, dịch tả lợn, bệnh do Streptococus gây ra trên lợn) và trên thủy sản (Penaeus monodon Ba culovirus, WSSV, YHV,…)

Về Lâm nghiệp: Năm 2011 Cục Kiểm lâm Việt Nam phối hợp với Cục thanh tra Lâm nghiệp Lào tổ chức kiểm tra tình hình buôn bán gỗ tại Nghệ An (6/2011); phối hợp với hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị tổ chức hai cuộc họp với hai tỉnh Savanakhet và Khăm Muộn của Lào để thống nhất tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã qua biên giới (5/2011); trao đổi các đoàn công tác để hợp tác thực hiện các thỏa thuận đã ký kết.

Về khoa học kỹ thuật: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam và các đơn vị thành viên thuộc Viện đã hỗ trợ Bộ Nông Lâm nghiệp Lào xây dựng một số kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước và cải thiện kỹ thuật canh tác lúa cạn; phục hồi đất canh tác đã bị thoái hóa ở một số địa phương thông qua phát triển các hệ thống và biện pháp canh tác thích hợp; chọn tạo giống ngô lai đơn VLM 10, VT 450, LVN 66 có thời gian tăng trưởng ngắn và năng suất cao; nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ khoáng; nghiên cứu nguồn gen lúa bản địa. Các tiến bộ khoa học công nghệ của Việt Nam đã kịp thời chuyển giao cho Lào qua các đợt tập huấn, trình diễn cho cán bộ chuyên môn của Lào.

Ngoài ra, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam còn hỗ trợ tỉnh Xay Nhạ Bu Ly (Lào) áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông lâm nghiệp bền vững và đầu tư phát triển chè rừng vùng Sà-mẹt và hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)