Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2020 (ước)
Tỷ USD 2,65 3,2 3,75 4,5 4,25 5,04 5,5
Qua các số liệu trên cho thấy, thủy sản Việt Nam vẫn đảm bảo xu hướng tăng trưởng bền vững, thể hiện là một trong những thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2005 đã tăng gần gấp đôi vào năm 2010. Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 332/QĐ- TTg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 4,5 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng đạt 5 - 5,5 tỷ USD, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người lao động. Mục tiêu chung của đề án là phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành ngành chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo tổ quốc. Đề án đã đưa ra một số giải pháp thực hiện tập trung vào các lĩnh vực quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, các biện pháp áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Như vậy, kế hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 dự kiến sẽ tiếp tục củng cố thế mạnh của nông nghiệp và tạo nền tảng vững chắc để nền kinh tế này tiếp tục là chỗ dựa cho một bộ phận lớn người lao động.
+ Cao su thiên nhiên:
Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa của cây (nhựa mủ- latex) là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ cho đến khi khi đạt độ tuổi 26-30
năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng cây vẫn sống được ( tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm). Vậy bán đảo Đông Dương cũng là nơi thích hợp cho cây cao su phát triển tốt.
Nhựa mủ cao su dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước. Ở các thập niên 1910-1940, nhựa mủ cao su được coi là vàng trắng (white gold) đem lại lợi lộc rất lớn cho các chủ đồn điền. Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Ngành công nghiệp săm lốp ô tô là ngành tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của cao su tự nhiên. Hàng năm ngành công nghiệp săm lốp ô tô toàn cầu tiêu thụ khoảng 50% sản lượng cao su. Thị trường ô tô đã phát triển mạnh không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Đáng kể nhất là hai cường quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành công nghiệp săm lốp ô tô đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế giới và tại chính thị trường của hai quốc gia này. Chính vì vậy, ngành cao su tự nhiên thế giới sẽ phát triển mạnh nếu các thị trường trên phát triển. Cao su Việt Nam đang có chiến lược hướng tới các thị trường này trong dài hạn.
Nói về thành tựu trồng cao su ở Việt Nam có những điểm mạnh như sau: Cây cao su được du nhập vào VN được trên 110 năm (kể từ 1897). Thời kỳ rực rỡ của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920- 1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đât đai và chính sách cho vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như Công ty Đất đỏ (Compagnie des Terres rouges), SIPH, Công ty đồn điền Michelin, ở các tỉnh miền Đông và ở Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là “hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam”
Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền (small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét khác biệt là chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh, liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1, PB86. Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở những vùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên). Trong hơn 5 năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha.
Những dòng GT1, PB86...do các đồn điền Pháp du nhập trồng thành công năng suất 1000-2000 kg/ha từ các trung tâm khảo cứu cao su tư nhân, tư bản Hà Lan ở Indonesia. Kỹ sư canh nông Pháp Richard, là người thân thiện với người dân Việt, nguyên là một kỹ sư Công ty Đất đỏ, đích thân chọn đúng các dòng trên trồng ở các đồn điền cao su Pháp, sau đó đem phổ biến ở các điểm dinh điền.
Trong những năm 1990, Việt Nam thoát khỏi sự quản lý kinh tế bao cấp và giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới tăng cao đã giúp cây cao su phát triển cả về diện tích và sản lượng. Cho đến trước năm 2005, Việt Nam là
nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc). Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới.
Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích trồng cây cao su không ngừng được mở rộng. Quy hoạch phát triển ngành cao su Theo quy hoạch của Chính phủ, cây cao su sẽ được trồng tập trung ở 5 vùng chính: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Đây cũng là những vùng trồng cao su hiện nay của nước ta, trong đó, Tây Bắc là khu vực mới được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai trồng cao su từ năm 2007. Cụ thể, từ nay đến năm 2020, vùng Đông Nam bộ cần tiếp tục trồng mới 25,000 ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để ổn định diện tích 390,000 ha cao su; vùng Tây Nguyên sẽ tiếp tục trồng mới khoảng 95,000-100,000 ha để ổn định diện tích 280,000 ha; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp tục trồng mới 10,000- 15,000 ha để ổn định diện tích 40,000 ha; vùng Bắc Trung Bộ sẽ trồng khoảng 20,000 ha để ổn định diện tích 80,000 ha. Riêng vùng Tây Bắc cần có bước đi phù hợp, không phát triển theo phong trào, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cao su toàn vùng đạt khoảng 50,000 ha.
Kết quả thực tế theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, tổng diện tích cây cao su đạt 674,200 ha và sản lượng khai thác đạt 723,700 tấn, năm 2010, khai thác 800,000 tấn. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10,200 ha (chiếm 1,5%). Mục tiêu đến năm 2015, tiếp tục trồng mới 150,000 ha; nâng diện tích cao su cả nước lên 800,000 ha với sản lượng mủ đạt 1.1 triệu tấn. Đến năm 2020, diện tích cao su ổn định ở 800,000 ha và sản
lượng mủ đạt 1.2 triệu tấn. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng sản lượng khai thác từ năm 2010 đến năm 2020 là 4.1%/năm, cũng tương đồng với dự báo tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới.
Ngày nay, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng cây cao su, người ta đã chú ý gia nhập các giống cây cao su tốt vừa cho mủ cao vừa khai thác gỗ tốt khi cây già cỗi (latex timber clones) như RRIM 623, các RRIM nhóm (series) 900, RRIM mới series 2000 từ Malaisia hay các dòng Indonesia tuyển chọn như PM 10, PB 235, PB 260...
Ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ngành cao su đứng thứ 7 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam và đang đứng thứ 4 thế giới về số lượng xuất khẩu. Cho đến nay, mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển cao su ở Việt Nam còn rất lớn.
Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành này là khả quan. Việt Nam có thể hợp tác với Lào, Campuchia phát triển cây cao su ở những vùng thích hợp sẽ đem lại những nguồn lợi lớn cho các bên tham gia.
Ngoài ra, Việt Nam còn có một số sản phẩm cây công nghiệp với số lượng xuất khẩu đứng trong tốp đầu trên thế giới như hồ tiêu, cà phê.
Tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam còn rất lớn. Nếu được chú trọng và quan tâm đúng mức thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Có thể nói nhờ kinh tế nông nghiệp phát triển, trong hai thập niên vừa qua Việt Nam đã trụ vững trước những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.1.2. Lợi thế so sánh của Lào + Vị trí địa lý:
Trong số các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Lào là nước duy nhất có đường biên giới tiếp giáp với cả 5 nước (Trung Quốc, Thái Lan,
Myanma, Campuchia, Việt Nam), là yếu tố thuận lợi để phát triển mối liên kết kinh tế biên giới đa dạng. Song, đất nước Lào nằm sâu trong lục địa và không có biển, đặc điểm này làm kìm hãm khả năng giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài, làm cho Lào thiếu hẳn nguồn tài nguyên biển phong phú với những cảng biển và nguồn lợi hải sản.
+ Khí hậu:
Nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác do lãnh thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi.
Về đại thể, khí hậu ở Lào phân chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa nóng, có gió mùa tây nam thổi từ tháng 5, 6 đến tháng 10, trong đó có các tháng 7, 8, 9 là mưa nhiều nhất. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1600-1800 mm/năm. Mùa mưa ở Lào thường chung với mùa lũ lớn do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về, gây ra lũ lụt và ngập ứng dài ngày trên diện rộng ở một số vùng đồng bằng thuộc Trung Lào và Hạ Lào.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến giữa tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu mùa khô của Lào được chia thành 2 giai đoạn rõ rệt: từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ không khí xuống thấp, bình quân từ 18-21 độC. Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ khí hậu khắc nghiệt nhất, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, ban ngày nhiệt độ tới 35-38 độ C, ban đêm nhiệt độ xuống thấp không quá 16 độ C. Tuy vậy, do vị trí và địa hình, khí hậu giữa hai vùng Bắc Lào và Nam Lào cũng có những nét khác biệt.
Vùng Bắc Lào chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nhiều hơn, nên nền nhiệt thấp hơn vùng Trung và Nam Lào (nhiệt độ trung bình vùng này khoảng
17-33 độ C) và sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông rõ rệt hơn. Mùa đông thường lạnh hơn và kéo dài hơn, buổi sáng và buổi chiều thường có sương mù, nhất là ở những vùng núi cao từ 800m trở lên. Mùa mưa đồng thời là mùa hạ đến chậm hơn và với lượng mưa cũng ít hơn vùng Trung và Nam Lào. Vùng Nam Lào khí hậu mang tính nhiệt đới rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20-35 độ C. Lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa tới 95%.
Như vậy, khí hậu ở Lào cũng có điều kiện tốt để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
+ Tài nguyên nước:
Nằm trong vùng nhiệt đời gió mùa ẩm ướt, nên nhìn chung mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố đồng đều. Sông Mê Kông là con sông dài nhất châu Á (4.350km), bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Sông Mê Kông chạy dọc từ Bắc đến Nam Lào với độ dài 1.898 km, hội tụ rất nhiều phụ lưu, trong đó có 14 phụ lưu tương đối lớn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đối với CHDCND Lào, Sông Mê Kông không chỉ là đường giao thông huyết mạch từ Bắc tới Nam, mà còn chứa nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và hợp tác với các nước trong khu vực về nhiều mặt.
+ Tài nguyên rừng:
Lào có quỹ rừng giàu có nhất trong khu vực (rừng của Lào hiện còn chiếm khoảng 47 - 50% diện tích tự nhiên). Trong đó, khoảng 2,5 triệu ha có thể khai thác từ 100-150 m3 gỗ/ha. Ước tính rừng thương mại của Lào vào khoảng 1-1,2 triêụ ha, năng suất ổn định đối với các mục đích lâm nghiệp thương mại sẽ khoảng 250.000 m3 mỗi năm. Chỉ tiêu khối lượng gỗ tính trên đầu người của Lào tương đối cao, hơn 250 m3/người (so với Việt Nam chỉ khoảng 9 m3 gỗ/người). Đặc điểm của rừng ở Lào là có rất nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ sao, sến, gụ, trắc, cầm xe, dáng hương, cẩm lai,
huỳnh, săng lẻ, lim, giẻ, thông, pơmu…Lào còn có hàng chục vạn ha rừng thông hàng năm cung cấp hàng chục vạn tấn nhựa thông. Tre nứa mọc khắp nơi, là nguyên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất giấy của Lào. Rừng của Lào còn có nhiều lâm sản quý hiếm và đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như cánh kiến trắng (ở Nam Phongsaly và Bắc Luông Pha Băng) chiếm 70% sản lượng thế giới, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, hương liệu và ngành điện. Ngoài ra, cành kiến đỏ cũng là nguồn lâm sản quý giá của Lào, hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn…[1; tr.5] Vốn rừng giàu có của Lào sẽ là một điều kiện đặc biệt quan trọng để hai nước phát triển hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến gỗ.
Theo số liệu của Cục Lâm nghiệp Lào, trong số 11.167.000 ha diện tích rừng hiện có của Lào với độ che phủ của rừng là 47%, rừng nguyên thuỷ chiếm 30,6%, rừng hỗn hợp chiếm 50,4%, rừng lá rộng chiếm 17,1% và