Hợp tác thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (Trang 80 - 85)

2.3. Thực trạng hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp giữa Việt

2.3.4. Hợp tác thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng cây

2.3.4. Hợp tác thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp công nghiệp

- Trồng và chế biến cao su:

tháng 7/2011, Tập đoàn Cao su Việt Nam đã có 6 công ty thành viên thực hiện trồng cây cao su ở Lào với tổng diện tích đất trồng được giao là 56.167ha. Tổng diện tích đất đã trồng cao su tính đến ngày 31/12/2010 là 26.807 ha, đạt 47,7% tổng diện tích đất được giao. Năm 2011 đã trồng thêm khoảng 2.110 ha. Tổng vốn đầu tư cho 6 dự án của Tập đoàn là 6.170,63 tỷ đồng với 100% vốn của các nhà đầu tư Việt Nam. Tính đến ngày 3/8/2011, số vốn đã được chuyển sang Lào để phục vụ cho việc trồng cao su là 2.263,79 tỷ đồng. Tổng số lao động Việt Nam được sử dụng cho các dự án trồng cao su ở Lào là 613 người, chủ yếu trong số này là các cán bộ quản lý và kỹ thuật; còn lại là số lao động địa phương của Lào đã được huấn luyện kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su tham gia trực tiếp trong các dự án.

Bảng 2.6: Tình hình triển khai thực hiện dự án trồng cao su và sử dụng lao động người Việt Nam từ 2007-2011:

TT Tên công ty dự án Quy mô diện tích (ha) Đã trồng các năm Trồng mới 2011 (ha) Tình hình sử dụng lao động người Việt Nam (người) 2005 (ha) 2006 (ha) 2007 (ha) 2008 (ha) 2009 (ha) 2010 (ha) Cộng (ha) 56.167 1.642 5.499 3.817 6.676 3.983 5.190 26.807 2.110 613 1 Cty CP cao su Việt-Lào 10.017 1.642 5.499 1.625 1.251 10.017 195 2 Cty Quasa- geruco 8.650 539 1.978 1.530 1.405 5.452 300 97 3 Cty cao su Dầu Tiếng Việt-Lào 20.000 1.305 2.007 1.295 1.440 6.047 800 130 4 Cty Hoàng Anh – Quang Minh 5.000 348 1.262 254 449 2.313 1.000 91 5 Cty cao su TP.HCM 6.000 178 744 1.708 2.630 10 50 6 Cty CP cao su SGS 6.500 160 188 348 50

Các dự án đầu tư trồng cây cao su có quy mô lớn, mang tính dài hạn, thời gian thu hồi vốn dài. Vì vậy, hiệu quả đầu tư chưa được kiểm chứng. Các dự án đang ở giai đoạn trồng mới và thiết kế cơ bản (chu kỳ đầu tư các dự án là từ 5-6 năm), chưa khai thác nên chưa có lợi nhuận. Chỉ riêng công ty cổ phần cao su Việt - Lào mới bắt đầu thực hiện cạo mủ 1.642 ha vườn cao su được trồng năm 2005. Nhằm tạo điều kiện cho việc chế biến mủ cao su sau khi thu hoạch, mỗi dự án sẽ dự định xây dựng một nhà máy chế biến tại chỗ, quy mô sẽ tăng dần theo sản lượng mủ cao su được khai thác.

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã được phía Lào cam kết giao khoảng 120.000 ha đất để trồng cây cao su. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được giao khoảng 36.000 ha đất ở Attapư để trồng cây công nghiệp. Các dự án trồng cây công nghiệp của Tập đoàn đang triển khai thực hiện tốt. Lãnh đạo Tập đoàn cũng đã thể hiện tính “tiên phong” thường có của mình ngay trong việc trồng cau su: Lần đầu tiên một công ty Việt Nam áp dụng thành công công nghệ tiên tiến tưới cây cao su mà chỉ thực hiện trên đất Lào. Trên thế giới mới chỉ có Thái Lan thực hiện công nghệ này. Kết quả là trong vùng tưới, mỗi cây cao su được cung cấp đều 2 lít nước/ ngày nên cao su lên xanh nhưng nhức, đặc biệt không có mùa lá rụng. Công nghệ này giúp cao su rút ngắn thời gian xây dựng cơ bản, đi vào khai thác mủ sớm hơn thường lệ khoảng 1 – 2 năm, đồng thời dự kiến sản lượng mủ sẽ tăng trên 30%.

Thuận lợi: Hiện nay, quỹ đất phát triển trồng cao su ở Lào còn khá lớn, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư. Vị trí địa lý thuận lợi, hầu hết đất đai thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết tại Lào rất phù hợp cho trồng và phát triển cây cao su. Dự án đầu tư sang Lào là có tính chất khả thi bởi năng suất vườn cây dự kiến khi khai thác mủ sẽ cho năng suất cao từ 2 tấn trở lên. Hơn nữa, các dự án có thời gian thuê đất khá dài là 70 năm (đủ cho 2 chu kỳ vườn cây), trong khi đó chi phí sang nhượng đất, tô nhượng đất có thể

chấp nhận được, phần lớn thấp hơn chi phí đến bù so với ở Việt Nam. Quỹ đất cho dự án trồng cao su ở Lào là khá tập trung, thuận tiện cho việc quản lý, đồng thời sẽ giảm chi phí đầu tư.

Ngoài việc trồng cao su, các đối tác Việt Nam hợp tác với Lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn tăng cường hoạt động ở các khâu khác như: Công ty Savimex của TP. Hồ Chí Minh đã ký nhiều văn kiện hợp tác chính thức với tỉnh Chămpasak về việc thành lập nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường châu Âu và thị trường Mỹ. Nhà máy này đặt cơ xưởng trên đất thị xã Pakse, thu mua nguồn gỗ của địa phương chế biến hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một chương trình được Chính phủ hai nước khích lệ, và nó cũng phù hợp với chủ trương và nguyện vọng của hai địa phương.

Chương trình hợp tác phát triển đồn điền cao su giữa Tổng cục cao su Việt Nam với Bộ Nông Lâm nghiệp Lào đã đạt những thành công bước đầu. Trên vùng đất cao nguyên Boloven gồm 4 tỉnh Champasak, Xêkông, Salavan, Attapư đã có nhiều đồn điền cao su với diện tích trên 70.000 km2. Công ty cổ phần Cao su Việt - Lào được thành lập vào cuối năm 2004 đến nay đã trồng mới được 10.000 ha cao su trên vùng đất của huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak (cách biên giới Việt Nam khoảng 300 km).

Tháng 3 năm 2010, nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên của Champasak, với tổng vốn đầu tư 68 tỷ đồng, công suất 15.000tấn/năm, có diện tích mặt bằng 13 ha nằm giữa vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Cao su Việt - Lào đã được khởi công xây dựng. Sự ra đời của công ty này đã góp phần tạo thêm việc làm cho người dân các bộ tộc Lào, giúp giảm đói nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước Lào nói chung. Đây là chương trình hợp tác có kết quả cụ thể dựa trên phương châm “tài nguyên đất và công nhân Lào, vốn và kỹ thuật của phía Việt Nam”, không chỉ có Công ty Cao su Việt Lào, Tổng công ty cao su Đắc Lắc cũng đã hoàn thành việc trồng 3.000 ha cao su tại Pakse; ngoài ra Công ty này còn trồng mới 200 ha cà phê tại Pakxong.

Tỉnh Bình Dương cũng đã tham gia chương trình hướng về Nam Lào bằng một nông trường 2000 ha. Công ty Tín Nghĩa (một đơn vị có thế mạnh về kinh tế của tỉnh Đồng Nai) đã khảo sát đất đai từ các tỉnh bao quanh thủ đô Viêng chăn đến các tỉnh Khăm Muộn, Bolikhămxay, Savanakhet nhằm trồng cây cà phê và hợp tác thương mại trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh khác của Lào.

Công ty TNHH Quán Quân ở Chợ Lớn đã tham gia chương trình trồng sắn ở tỉnh Salavan và tiến tới sử dụng Salavan như một tâm điểm để thu mua sắn lát tại các tỉnh khác của Nam Lào. Công ty này đã lập nhà máy chế biến sắn lát tại chỗ với công suất hơn 20 ngàn tấn/năm. Ngoài ra, công ty Cổ phần và Đầu tư thương mại Việt Mỹ Thịnh đã thuê đất tại huyện Pakxong, tỉnh Champasăc để thành lập đồn điền cây ca cao, một sản phẩm mới tại Lào, khá thích hợp với vùng đất đỏ bazan (nơi mỗi năm có đến gần 300 ngày mưa). Đặc điểm chương trình đầu tư của công ty này là kết hợp với một số doanh nhân Việt kiều tại Canađa và Mỹ để thành lập một đồn điền hoa hướng dương, lấy giống từ Mỹ, với chương trình thành lập khu du lịch sinh thái rộng 300 ha tại Cây số 4 huyện Pakxong mang tên “Thiên đường hoa hướng dương” trồng nhiều loại để lấy hạt giống bán ngược về Canada và Mỹ.

Tóm lại, từ thực trạng hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thời gian qua cho thấy hai bên đã có nhiều nổ lực cố gắng để đưa các thỏa thuận đã ký kết được hiện thực hóa sớm nhất. Vì thế, các kết quả đạt được là khá lớn và khá toàn diện: Từ hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, cho đến việc quy hoạch toàn diện sự phát triển lâu dài trong các ngành cụ thể của lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp hai nước đã triển khai nhiều dự án có giá trị kinh tế cao. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả tốt đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng cho bạn Lào và Việt Nam.

Những kết quả hợp tác trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào đã thể hiện tình đoàn kết hữu nghị anh em đặc biệt Việt - Lào không chỉ có trong công cuộc bảo vệ tổ quốc trước kia, mà trong cả công cuộc xây dựng kinh tế đất nước hiện nay. Vì thế, đây có thể coi hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là một trong những điểm sáng trong hợp tác toàn diện giữa hai nước, giữa hai người anh em có nhiều nét văn hóa tương đồng, cùng chí hướng và mục tiêu XHCN; đang được hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước đẩy mạnh lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam lào trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)