Loại đất Diện tích (triệu ha) Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp 1.184 5,0 Đất cỏ 568 2,4 Đất rừng nguyên sinh 9.827 41,5 Đất rừng có thể đầu tư 9.946 42,0 Đất thủy lợi 300 0,01 Đất khác 1.855 9,09 Tổng số: 23.680 100 Nguồn: MEF (2009)
Lào và Việt Nam là hai nước đều có tiềm năng nông nghiệp phong phú và đa dạng, nhưng phát triển nông nghiệp ở Lào còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Việt Nam đã đạt được những thành tích khả quan hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc ứng dụng kỹ thuật canh tác, giống cây con năng suất cao, cùng với cơ chế chính sách tiến bộ trong nông nghiệp đã giúp Việt Nam không những đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà còn là nước xuất khẩu gạo đứng thú hai trên thế giới. Những kinh nghiệm thu được trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam có thể bổ sung cho Lào, góp phần đưa nền nông nghiệp đầy tiềm năng của Lào phát triển. Đây cũng chính là một trong những nội dung hợp tác rất phong phú giữa hai nước.
Rõ ràng, với những lợi thế so sánh của hai nước, Việt Nam và Lào có thể bổ sung cho nhau và điều đó chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong hợp
tác nông lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của hai nước. Về nông nghiệp, những điều kiện cần thiết để phát triển hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Lào hoàn toàn có thể thỏa mãn và bổ sung một cách đầy đủ cho nhau. Trong đó, các lợi thế về đất đai, rừng, về nguồn nước…sẽ giúp hai nước triển khai mở rộng về cả quy mô cũng như đa dạng về các hình thức hợp tác nông lâm nghiệp. Vấn đề là thực hiện các chủ trương hợp tác như thế nào? Làm thế nào để khai thác tốt các lợi thế của hai bên? Cần phải đặt hợp tác nông – lâm - ngư nghiệp giữa hai nước trong tổng thể chiến lược chung hợp tác Việt Nam - Lào hiện nay và trong thời gian tới ra sao, sẽ là những điều cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
Để việc hợp tác đạt được mục tiêu, hãy xem bức tranh toàn cảnh nền kinh tế của Lào:
2.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế nói chung, nông – lâm nghiệp nói riêng của Lào giai đoạn từ những năm 1990 đến nay nghiệp nói riêng của Lào giai đoạn từ những năm 1990 đến nay
2.2.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định
Gia nhập ASEAN năm 1997 là một bước ngoặt giúp Lào đạt được những thành công trong phát triển bền vững kinh tế-xã hội cho đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra năm 1997. Khủng hoảng tài chính đã có tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế Lào. Tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền sụt giá mạnh và thâm hụt thương mại, tài chính lớn đã xảy ra ở Lào trong suốt kỳ khủng hoảng (1997-2000). Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Lào. Nguồn vốn FDI đã giải ngân được 128 triệu đôla Mỹ trong năm 1997 nhưng, cũng giống như ở các khu vực khác ở châu Á, FDI ở Lào đã giảm xuống mức thấp hơn nhiều kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
Mặc dù bị tác động mạnh, song Lào đã cố gắng và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP khá cao và ổn định, đạt tốc độ trung bình 6,3% trong 10 năm (1992-2002). Cụ thể, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng
trưởng rất mạnh. Ngành nông nghiệp - xét về khía cạnh tạo việc làm – vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, nhờ chương trình đầu tư thủy lợi trên phạm vi rộng của Chính phủ phát động ngay trước cuộc khủng hoảng châu Á diễn ra. Trong năm 2003, ngành công nghiệp đóng góp 24% trong tổng GDP cả nước, tăng so với mức 16,7% trong năm 1992. Tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ tăng lên mức khoảng 26%, trong khi tỷ lệ này của ngành nông nghiệp giảm từ mức 58% xuống còn 50%. GDP bình quân đầu người trong năm 2004, đo lường theo giá năm 2004 là 4.523.000 kíp, tương đương với mức khoảng 1,2 USD/người/ngày theo tỷ giá trao đổi hiện hành. Năm 2008, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và thuế đánh vào hàng hóa và thuế nhập khẩu ròng chiếm tương ứng 30,1%, 25,9%, 37,4% và 6,7% trong tổng GDP quốc gia, tăng với tỷ lệ tương ứng 10%, 11,4%, 19,3% và 3%.