2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Thắng cảnh:
Thắng cảnh là một trong những -u thế nổi trội để phát triển du lịch. Những danh lam thắng cảnh ở Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng, nó đã góp phần làm nên khu du lịch nổi tiếng không những trong n-ớc mà còn nổi tiến trên khắp thế giới.
Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 hòn đảo, trong đó khu di sản thế giới đ-ợc UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hóa, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên Vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn nh-: hang Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Trinh Nữ, Luồn, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung… Vịnh Hạ Long được xen như tài sản vô giá và là niềm tự hào chính đáng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng, Quảng Ninh còn có 28 thắng cảnh khác đã đ-ợc kiểm kê. Trong số đó đáng chú ý hơn cả là thắng cảnh Yên Tử, hồ và đồi thông Yên H-ng , thác L-ng Xanh (thị xã Uông Bí), hồ và đối thông Yên Lập (huyện Hoành Bồ), thác Suối Mơ (huyện Yên H-ng), Vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ (Móng Cái), Cô Tô (Cô Tô), bãi Dài (Vân Đồn)… cùng các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tạo khả năng mở các tuyến du lịch trên đất liền, trên biển đảo.
+ N-ớc và n-ớc khoáng:
Quảng Ninh có nguồn n-ớc khá phong phú và đặc sắc: n-ớc mặt chủ yếu là n-ớc sông hồ, các sông lớn là: sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đ-ờng biên giới quốc gia giáp Trung Quốc), sông Hà Cối, Sông Đầm Hà, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm sông Cầm và ranh giới phía nam tỉnh là sông Kinh Thầy nối với sông Đá Bạch chảy ra sông Bạch Đằng. Tổng trữ l-ợng n-ớc tĩnh các sông -ớc tính bằng 175.106 m2 n-ớc
Quảng Ninh có 72 hồ, trong đó có 28 hồ lớn và tổng dung tích là: 195,53 triệu m3 n-ớc. Lớn nhất là hồ Yên Lập ngăn cửa sông Míp, dung tích 118 triệu m3 n-ớc; hồ Cao Vân ngăn sông Diễn Vọng dung tích 8,92 triệu m3 nước…
N-ớc ngần ở Quảng Ninh khá phong phú, ngay trên các đảo lớn đều có nguồn n-ớc ngần có thể khai thác, hiện nay ch-a thăm dò hết, tại 13 khu vực đô thị và công nghiệp đã khảo sát và -ớc tính có thể khai thác tại đây 64.388 m3/ngày.
Quảng Ninh có nhiều điểm n-ớc khoáng dùng để uống và điều trị bệnh đ-ợc phát hiện ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Tuy nhiên n-ớc khoáng uống đ-ợc tập trung ở khu vực km 9 (xã Quang Hanh - Cẩm Phả), hiện nay đã có 15 lỗ khoan thăm dò và trữ l-ợng là 1.004 m3/ngày, trong đó có 4 lỗ khoan đã đ-a vào khai thác. N-ớc khoáng Quang Hanh
3,5 - 5,05 g/l. Thành phần vi l-ợng chủ yếu là: Na, K, Ca, Mg, Cl, SO4, H2CO3, hàm l-ợng thay đổi tuỳ theo lỗ khoan. Với các vi l-ợng này, n-ớc khoáng Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hóa… Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng cao, nhiệt độ trên 350C nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh.
+ Hệ động thực vật:
Quảng Ninh là một vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nh-ỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại. Đó là các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới với thảm thực vật th-ờng xanh quanh năm trên các đảo, các rừng ngập mặn với nhiều loại chim, thú sinh sống (xa x-a có cả voi, tê giác, gần đây có hổ báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông, khỉ vàng, nai, hoãng, tác kè, têtê…). Do địa hình vùng biển và đáy biển đa dạng; chỗ là dòng chảy; chỗ là vùng kín gió lặng sóng, đáy biển; chỗ là cồn đá, chỗ là bờ bãi phẳng, chỗ là rạn san hô mênh mông nên Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thuỷ sản của Việt Nam. Quảng Ninh có 197 loài san hô, chiếm tới 80 % tổng số loài san hô khu vực bờ Tây Thái Bình D-ơng. San hô ở vịnh Hạ Long đ-ợc mọc thành dải, có độ che phủ cao, trong đó có một số loài san hô quý hiếm nh-: san hô đỏ, san hô sừng đ-ợc ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới; Ngoài ra Quảng Ninh còn có những loài cá quý hiếm như: cá song, ngừ, chim, thu, nhụ…; ngọc trai, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm…; sò huyết, ngao, ngán, rau câu, sái sùng… (Nguồn Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết 5 năm 2001 –2005, tr.2 - 3)
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Các di tích lịch sử - văn hóa:
Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật … với qui mô lớn và có giá trị về nhiều mặt. Một số di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng đã đ-ợc khai thác phục vụ mục đích du lịch:
- Khu di tích Yên Tử: Khu di tích lịch sử - văn hóa - thắng cảnh Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vâth thiên nhiên với cảnh vật từ Dốc Đỏ đến núi Yên Tử thuộc xã Th-ợng Yên Công,
thị xã Uông Bí. Trên đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1068m. Núi rừng Yên Tử ngay từ thời vua Lý, Yên Tử đã có chùa thờ phật, đó là chùa Phù Vân và đạo sỹ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo tại đây. Yên Tử đã trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông (1280 - 1308) từ bỏ ngôi vua để tu hành ở đây và lập nên giáo phái Phật giáo đặc tr-ng của Việt Nam là Thiền phái Trúc Lâm.
- Chùa Quỳnh Lâm, đền Sinh và khu lăng mộ nhà Trần: Chùa Quỳnh Lâm ở xã Tràng An, huyện Đông Triều (di tích lịch sử và nghệ thuật). Chùa đ-ợc hình thành từ thời tiền Lý (khoảng cuối thế kỷ V, đến đầy thế kỷ VI), đ-ợc tu sửa qua nhiều thời đại: Đinh, Lê, Lý, Trần và đ-ợc tôn tạo vào thời Lý - Trần. Chùa đã trở thành một trong những trung tâm phật giáo lớn nhất ở Việt Nam .
Đền Sinh và khu lăng mộ nhà Trần đ-ợc xây dựng ở xã An Sinh, huyện Đông Triều, thờ bát vị Hoàng đế thời Trần (di tích lịch sử). Đây là một trong những công trình t-ởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử n-ớc ta - Cụm di tích lịch sử Bặch Đằng: nằm trong đầm n-ớc giáp sông Chanh, xã Yên Giang, huyện Yên H-ng, đ-ợc Bộ Văn hóa và thông tin công nhận là di tích lịch sử ngày 22/3/1988. Bãi cọc Bạch Đằng đã tồn tại cùng thời gian đã ghi dấu thiên tài quân sự của Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII chiến thắng quân xâm l-ợc Nguyên - Mông (1288)
- Đền Cửa Ông: nằm trên một ngọn núi nhìn ra vịnh Bái Tử Long, ph-ờng Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả (di tích lịch sử). Lúc đầu đền thờ Hoàng Cần - một ng-ời anh hùng địa ph-ơng, sau này thờ Trần Quốc Tảng - con trai thứ ba của Trần H-ng Đạo, ng-ời đã có công trấn ải ở đây.
- Đình Quan Lạn: nằm trong cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn (di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật). Đình đ-ợc xây dựng từ thời Hậu Lê, từ khoảng thế kỷ XVII và đ-ợc sửa chữa nhiều lần vào
thời Nguyễn. Nơi đây thờ Trần Khánh D- - ng-ời đã có công lớn trong đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Đình Trà Cổ: nằm gần bãi biển thuộc ph-ờng Trà Cổ, thị xã Móng Cái (di tích kiến trúc nghệ thuật). Đình thờ Thành Hoàng làng là sáu vị tiên công ng-ời Đồ Sơn - Hải Phòng đã có công lập nên xã Trà Cổ.
+ Các lễ hội:
Quảng Ninh có nhiều lễ hội nổi tiếng có sức thu hút khách thập ph-ơng: Lễ hội Trà Cổ, diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái và đ-ợc tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 05 đến ngày mùng 6 tháng 06 (âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian h-ớng về cội nguồn, tôn thờ những ng-ời đã có công khai thiên lập địa.
Lễ hội chùa Long Tiên, diễn ra tại chùa Long Tiên d-ới chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long; chính hội vào ngày 24 tháng 03 âm lịch hàng năm.
Lễ hội Yên Tử, diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Th-ợng Yên Công, thị xã Uông Bí. Yên Tử là trung tâm Phật giáo của n-ớc Đại Việt thủơ tr-ớc, nơi phát tích của tr-ờng phái Trúc Lâm. Đây là nơi mà du khách không chỉ có thể đến tham quan, th-ởng ngoạn mà còn có thể tách miònh khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành h-ơng tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Lễ hội Quan Lạn, diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Đ-ợc tổ chức vào ngày 18 tháng 06 âm lịch hàng năm nh-ng lễ hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 06. Đây là lễ hội t-ởng niệm các vị tiên công có công khai phá đảo Quan Lạn và các anh hùng lập công lớn chống giặc nguyên.
Lễ hội đền Cửa Ông, diễn ra tại đền Cửa Ông, ph-ờng Cửa Ông, thịh xã Cẩm Phả. Đ-ợc tổ chức từ ngày mùng 2 tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch). đây là đền thờ các t-ớng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc.
Lễ hội Bạch Đằng, diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên H-ng. Đ-ợc tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 03 âm lịch hàng năm, có năm kéo dài tới 4 ngày đêm. Đây là lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những ng-ời anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm.
Lễ hội Thập Cửu Tiên Công (miếu Tiên Công), diễn ra ở đền Thập Cửu Tiên Công, thuộc xã Cẩm La, đảo Hà Nam, huyện Yên H-ng. Hàng năm dân làng mở hội vào ngày 7 tháng giêng âm lịch. Đây là nơi thờ 19 vị Tiên Công - những ng-ời có công đầu tiên quai đê lấn biển nên khu đảo Hà Nam, lễ hội đ-ợc tổ chức để t-ởng nhớ công lao của các vị Tiên Công.
Đặc biệt, lễ hội soóng cọ của dân tộc Sán Chỉ ở Bình Liêu, diễn ra vào dịp tháng 3 âm lịch với các cuộc hát giao duyên của nam nữ thanh niên dân tộc miền núi rất đặc sắc.
Các đối t-ợng du lịch nhân văn khác: Quảng Ninh có rất nhiều đối t-ợng du lịch văn hóa có thể khai thác để làm đa dạng các sản phẩm du lịch nh-: các làng cổ Phong Cốc, Liên Hòa (Yên H-ng); phố cổ ở thị trấn Tiên Yên, Đầm Hà; các di chỉ khảo cổ ở Soi Nhụ (Vân Đồn), động Tiên Ông (thành phố Hạ Long); các chợ vùng cao Bình Liêu, chợ cửa khẩu Móng Cái, chợ đô thị Hạ Long, Uông Bí…; các nhà bảo tàng, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, cung văn hóa thiếu nhi thành phố Hạ Long,; khu công nghiệp khai thác than; các làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm sử ở thị trấn Đông Triều, Mạo Khê…; các đặc sản như rượu ngán Hạ Long, r-ợu nếp ngâm Hoành Bồ, nem chua, canh gà Quảng Yên, cà sáy (vịt lai ngán) Tiên Yên, sái sùng rang, chả mực…
Tài nguyên nhân văn ở Quảng Ninh rất phong phú và đặc sắc, đây là điều kiện thuận lợi để phục vụ phát triển du lịch.