Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh (Trang 28 - 30)

Hội nhập kinh tế quóc tế là một quá trình đi liền với toàn cầu hóa kinh tế và là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều n-ớc tham gia. D-ới tác động của xu thế toàn cầu hóa kinh tế thì nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng xuất hiện, có thể coi hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế là hai mặt của một quá trình, không thể có toàn cầu hóa kinh tế nếu không có sự tham gia ngày càng đông của các quốc gia dân tộc.

Nh- vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế của mỗi n-ớc. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị tr-ờng, tìm kiếm và tạo lập thị tr-ờng ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch và cơ cấu đầu t-, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trong n-ớc.

Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng đã nhẩn mạnh quan điểm: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định h-ớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi tr-ờng". Đại hội X nhấn mạnh: Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy dủ hơn với khu vực và thế giới. Đây là một chủ tr-ơng lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà n-ớc ta. Theo quan điểm này, hội

nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện hợp tác có hiệu quả nguồn lực trong n-ớc và n-ớc ngoài, mở rộng không gian và môi tr-ờng để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhu cầu nôi tại của sự phát triển kinh tế đất n-ớc. Hôi nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị tr-ờng thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị tr-ờng ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong n-ớc.

Hội nhập kinh tế quốc tế có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất n-ớc, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế, là sản phẩm vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô và ph-ơng thức mà trọng tâm là mở cửa kinh tế thông qua đổi mới và điều chỉnh các luật lệ, chính sách, cơ chế, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế của mỗi n-ớc cho phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực, nhằm tạo điều kiện huy động tố nhất nội lực, ngoại lực, mở rộng không gian để phát triển và chiém lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể có đ-ợc trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Nội dung chính của hội nhập kinh tế quốc tế:

Về trao đổi th-ơng mại: Các n-ớc cam kết bãi bỏ hàng rào thuế quan, bao

gồm các hạn chế định l-ợng nh- quota, chế độ cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thay vào đó là thuế hóa, trừ những lĩnh vực liên quan đến quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và truyền thống dân tộc. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh dịch tễ đ-ợc áp dụng trên cơ sở khoa học và công bằng, không đ-ợc lạm dụng để cản trở th-ơng mại. Toàn bộ thuế xuất nhập khẩu đ-ợc ràng buộc ở mức hiện hành nh-ng giảm dần theo lịch trình thỏa thuận, các n-ớc công

nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể và cá nhân trong và ngoài n-ớc trên lãnh thổ của mình và bình đẳng tr-ớc pháp luật.

Về lĩnh vực dịch vụ với sự phân loại thành 12 lĩnh vực và 155 tiểu ngành, các n-ớc mở cửa thị tr-ờng cho nhau với cả 4 ph-ơng thức cung cấp dịch vụ: cung cấp qua biên giới; sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ; hiện diện th-ơng mại qua liên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn n-ớc ngoài và hiện diện thể nhân.

Về đầu t-: WTO có "Hiệp định về các biện pháp đầu t- liên quan tới th-ơng mại" (TRIMS), theo đó, các n-ớc cam kết không áp dụng đối với đầu t- n-ớc ngoài các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, về cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ. Nhiều hiệp định đầu t- đa ph-ơng cũng nh- các hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu t- song ph-ơng đều có cam kết toàn diện nhằm bảo đảm, khuyến khích tự do hóa đầu t-.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)