3. Đánh giá hiện trạng về khả năng cạnh tranh của sảnphẩm sứ vệ sinh
3.2. Những điểm còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng sản phẩm của Công ty còn có nhiều điểm yếu kém hơn các sản phẩm cùng loại.
Vài năm gần đây, tốc độ xây dựng của nước ta tăng lên đáng kể và nhu cầu về sứ vệ sinh cũng theo đó mà tăng lên. Song phần lớn khách hàng đều lựa chọn các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng. Lý do đầu tiên phải kể đến là do những thương hiệu đó đã được người tiêu dùng biết đến từ rất lâu. Song một lý do nữa không thể phủ nhận là các sản phẩm này không chỉ bền, đẹp, mà rất hiện đại, phù hợp với người tiêu dùng. Trong khi các sản phẩm của Công ty còn ít phong phú về kiểu dáng mà chất lượng lại không đồng đều… gây nên tâm trạng thiếu tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Hơn nữa, thời gian qua Công ty mới chỉ hướng vào nhóm khách hàng có thu nhập vừa và thấp mà ít chú ý tới nhóm khách hàng có thu nhập cao, với nhu cầu lớn hiện nay. Chính bởi vậy mà những sản phẩm của doanh nghiệp hầu như ít được chú ý đến trong những dự án mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
Về vấn đề công nghệ Công ty đang sử dụng hiện nay, có thể là mới so với các công ty trong nước, nhưng so với công nghệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới thì nó cũng không phải là một công nghệ mới. Hơn nữa, Công ty hiện nay cũng không khai thác hết được công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ này( mới chỉ sử dụng được khoảng 80% công suất thiết kế).
Hiện nay, sản phẩm của Công ty đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng nổi tiếng trên thế giới. Song có thể nhận thấy rằng hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, các hoạt động Marketing của Công ty chưa thực sự mạnh và có hiệu quả. Công ty chưa xác định được rõ ràng đoạn thị trường nào Công ty có thể thâm nhập và chiếm lĩnh. Trong lĩnh vực tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Công ty còn thiếu kinh nghiệm hơn so với các hãng khác vì các hãng khác đã nổi tiếng từ lâu trên thế giới nên họ có kinh nghiệm hơn hẳn trong việc thực hiện hợp đồng, xây dựng thương hiệu và thực hiện các chính sách về sản phẩm, về giá, về phân phối và về khuếch trương sản phẩm. Công ty hiện cũng mới chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu ở một số thị trường truyền thống và tương đối dễ tính, chứ chưa nghiên cứu và mạnh dạn tìm cách để thâm nhập vào các thị trường lớn nhưng khó tính như thị trường Mỹ, EU…
Trong vấn đề về phát triển sản phẩm mới, mặc dù sản phẩm đã được sản xuất và bắt đầu đưa vào tiêu thụ, nhưng cho đến nay, Công ty vẫn chưa có những chương trình quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Như vậy, người tiêu dùng sẽ tiếp nhận sản phẩm mới với sự thụ động, hạn chế những quyết định mua sắm của họ.
Một trong những hạn chế hiện nay của Công ty hiện nay là vấn đề liên quan đến thương hiệu. Thương hiệu Xuân Sinh mới chỉ đứng ở mức trung bình khá so với các hãng khác. Thương hiệu chưa được nổi tiếng ở trong khu vực và trên thị trường quốc tế là một hạn chế lớn cho Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm vì hương hiệu sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì thế, khi đi ra thị trường, người tiêu dùng sẽ luôn ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng vì họ tin vào chất lượng và giá cả của sản phẩm, họ tin họ đã mua một sản phẩm hoàn thiện. Bởi vậy, Công ty cần quan tâm xây dựng thương hiệu của mình ngày một vững chắc để có chỗ đứng trên thị trường. Về mặt thị trường, Công ty mới tập trung vào thị trường nội địa và một số thị trường truyền thống. Như vậy, so với các hãng khác, thị trường của Công ty nhỏ
và hẹp. Các thị trường này có nhu cầu khá ổn định như nếu Công ty không tìm thêm những thị trường mới hoặc thâm nhập muộn vào thị trường thì khả năng phải cạnh tranh với các hãng khác là rất lớn..
Tóm lại, sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty mặc dù có nhiều ưu điểm trong cạnh tranh, nhưng trong giai đoạn hiện nay, Công ty phải gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh do có những hạn chế mà Công ty chưa khắc phục được. Công ty cần phải xem xét và nghiên cứu những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm sứ vệ sinh Xuân Sinh trong thời gian tới để có thể cạnh tranh với các hang khác trong giai đoạn tới để góp phần tăng mức bán, tăng doanh thu và lợi nhuận.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY SỨ XUÂN SINH
1. Phương hướng phát triển của Công ty Sứ Xuân Sinh trong thời gian tới
Từ việc nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình thời gian qua, Công ty đã đề ra rất nhiều phương hướng cho sự phát triển của Công ty mình trong giai đoạn tới. Cụ thể, Công ty đã xây dựng kế hoạch hợp lý cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một vài năm tới với phương châm đón đầu đi trước, chuẩn bị trước kỹ lưỡng có cân nhắc mọi mục tiêu, lấy nhiệm vụ chi phí hợp lý để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận làm thước đo trong mọi kế hoạch cần đặt ra nhằm đạt cho được mục tiêu:
- Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sẽ đạt khoảng 25 tỷ đồng Việt Nam - Doanh thu đạt khoảng 120 tỷ
- Lợi nhuận ròng tăng lên 2,5 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty trên 1,7 triệu đồng
Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, cải tiến kiểu dáng sản phẩm, sáng tạo tính năng sử dụng hiện đại phù hợp nhất, tiện dụng nhất để nâng thương hiệu sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty sản xuất lên tầm cao mới bằng và vượt các hãng nổi tiếng trên thế giới.
Sử dụng thiết bị hiện có một cách hiệu quả tối đa, lâu bền đồng thời chú trọng đầu tư bổ xung hoặc thay thế mới các thiết bị hiện đại hợp lý phục vụ tốt cho sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giảm thiểu chi phí đầu tư chưa cần thiết, tăng tối đa năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Chú trọng đầu tư, đào tạo bổ sung, tuyển dụng mới cán bộ để sàng lọc, sắp xếp nguồn nhân lực gọn nhẹ, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
Cùng với đó, Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 rất cụ thể, hợp lý, phù hợp với tình hình, hiện trạng của sản xuất, của thị trườngvvới phương châm ưu tiên phương án tăng lợi nhuận, có chọn lọc, có tích luỹ vàvđầu tư mở rộng (như : Đầu tư thiết bị tin học vào quản lý sản xuất, thiết kế mẫuvmã mới, quản lý thị trường; đào tạo, tuyển dụng, lựa chọn nguồn lực, đội ngũvlao động, cán bộ quản lý thành thạo ngành nghề, gắn bó với công việc, với Công ty…)
Bên cạnh đó, Công ty từ năm 2014 sẽ triệt để thực hiện tổ chức quản lý thị