Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2. Cơ sở lý luận của đào tạo nguồn nhân lực tại Văn phòng Tổng cục Hả

1.2.4. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực

* Phân loại theo mục đích của nội dung đào tạo

- Đào tạo, hƣớng dẫn công việc cho nhân viên nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho nhân viên mới tuyển về công việc và tổng quan về tổ chức, giúp cho nhân viên mới mau chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong tổ chức mới.

- Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.

- Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động hƣớng dẫn nhân viên cách thức thực hiện công việc an toàn, nhằm ngăn ngừa các trƣờng hợp tai nạn lao động. Đối với một số công việc nguy hiểm, có nhiều rủi ro nhƣ công việc của thợ hàn, thợ lặn, thợ xây, thợ điện, v.v… hoặc tại một số tổ chức thƣờng có nhiều rủi ro nhƣng trong ngành xây dựng, khai thác quặng, luyện kim, v.v… đào tạo kỹ thuật an toàn lao động là yêu cầu bắt buộc. Nhân viên nhất thiết phải tham dự các khóa đào tạo an toàn lao động và ký tên vào sổ an toàn lao động trƣớc khi làm việc.

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật thƣờng đƣợc tổ chức định kỳ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật luôn đƣợc cập nhật với các kiến thức, kỹ năng mới.

- Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị nhằm giúp cho các quản trị gia đƣợc tiếp xúc, làm quen với các phƣơng pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và các kinh nghiệm tổ chức quản lý và khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp. Chƣơng trình thƣờng chú trọng vào kỹ năng thủ lĩnh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và ra quyết định.

* Phân loại theo cách thức tổ chức đào tạo

- Trong đào tạo chính quy, học viên đƣợc thoát ly khỏi các công việc hàng ngày tại tổ chức. Do đó, thời gian đào tạo ngắn và chất lƣợng đào tạo thƣờng cao hơn so với các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên số lƣợng ngƣời có thể tham giác các khóa đào tạo nhƣ thế rất hạn chế.

- Đào tạo tại chức áp dụng đối với số cán bộ, nhân viên vừa đi làm vừa tham gia các khóa đào tạo. Thời gian đào tạo có thể thực hiện ngoài giờ làm việc kiểu các lớp buổi tối hoặc có thể thực hiện trong một phần thời gian làm

việc, ví dụ, mỗi tuần học một số buổi hoặc mỗi quý tập trung học một vài tuần, v.v… tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị.

- Lớp cạnh xí nghiệp thƣờng áp dụng để đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo riêng tuyển sinh đào tạo những nghề phổ biến, lựa chọn những sinh viên xuất sắc của khóa đào tạo, tuyển vào làm việc trong doanh nghiệp. học viên sẽ học lý thuyết tại lớp sau đó tham gia thực hành ngay tại các phân xƣởng trong doanh nghiệp. Các lớp đào tạo này thƣờng rất hiệu quả, học viên vừa nắm vững lý thuyết, vừa làm quen với điều kiện làm việc, thực hành ngay tại doanh nghiệp, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng tổ chức hình thức đào tạo kiểu các lớp cạnh xí nghiệp.

- Kèm cặp tại chỗ là hình thức đào tạo theo kiểu vừa làm vừa học, ngƣời có trình độ lành nghề cao (ngƣời hƣớng dẫn) giúp ngƣời mới vào nghề hoặc ngƣời có trình độ lành nghề thấp (ngƣời học). Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 26 - 28)