Định hƣớng hợp tác hải quan và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 70 - 73)

6. Kết cấu của luận văn:

4.1.Định hƣớng hợp tác hải quan và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

Nhƣ đã nói ở trên để thúc đẩy tạo thuận lợi thƣơng mại và đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác Hải quan trong các khuôn khổ các tổ chức quốc tế về hoặc liên quan đến Hải quan nhƣ Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…. Đặc biệt việc tham gia hợp tác khu vực về các vấn đề Hải quan ASEAN đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, ngày 18/6/2008 các Tổng cục trƣởng Hải quan ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn, Lào.

Tầm nhìn là sự ghi nhận những thách thức đặt ra từ một môi trƣờng kinh tế năng động và nhu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa. Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 bao gồm các mục tiêu mà các nƣớc thành viên phải hƣớng tới, nhƣ:

Nâng cao chất lƣợng phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp; Minh bạch hoá thông tin và các quy định pháp luật về Hải quan;Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nƣớc, nâng cao tính trách nhiệm của doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát Hải quan với mục đích thông quan nhanh hàng hoá;

Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hoá vì mục tiêu thu thuế theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;Thống nhất thực hiện các

phƣơng pháp xác định trị giá Hải quan theo các cam kết và quy định quốc tế; Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo các quy tắc và thông lệ đã đƣợc xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tƣ và thƣơng mại; Đơn giản hoá các thủ tục thông quan và giải phóng hàng trên cơ sở các công ƣớc và thông lệ quốc tế về thuận lợi hóa thƣơng mại ….

Để thực hiện đƣợc Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015, các nƣớc trong khu vực hiện đang thực hiện 15 chƣơng trình hành động của Kế hoạch chiến lƣợc phát triển Hải quan ASEAN theo đó Liên quan đến lĩnh vực đào tạo còn có diễn đàn các nhà điều phối các Trung tâm đào tạo Hải quan ASEAN (ACCTC). Diễn đàn này có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác và điều phối hoạt động đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật giữa các nƣớc thành viên ASEAN với nhau, thông qua mạng lƣới đào tạo Hải quan ASEAN. ACCTC cũng sẽ có trách nhiệm báo cáo lên Hội nghị Tổng cục trƣởng Hải quan ASEAN.

Ngoài ra việc Việt nam đặt quan hệ với liên minh Hải quan gồm: Nga, Belarus và Kazakhstan cũng tạo điều kiện cho các mặt hàng nhƣ gạo, các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ da, đồ gỗ của Việt Nam tăng trƣởng xuất khẩu mạnh. ngày 27/11/2014 Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Phó chủ tịch thƣờng trực Cơ quan Hải quan Liên bang Nga V.M.Malinin ký kế hoạch làm việc về hợp tác giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Hải quan Liên bang Nga nhằm chống lại các vi phạm Hải quan giai đoạn 2014-2016. Những bƣớc tiến mới trong việc hợp tác Hải quan giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nƣớc trong khu vực đã đặt ra yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng xử lý công việc… Đối với đội ngũ CBCC ghành HQ nói chung và CBCC tại Văn phòng Tổng cục nói riêng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải có những biện pháp để cải tiến, nâng cao công tác đào tạo tại đơn vị nhằm mang lại hiệu quả

Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác đa phƣơng và song phƣơng với Hải quan các nƣớc thì công cuộc cải cách và hiện đại hóa trong ngành Hải quan cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Với mục tiêu đƣa Hải quan Việt Nam ngang bằng với các nƣớc phát triển trong khu vực. Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách và hiện đại hóa. Hiện nay, hệ thống tự động hóa Hải quan VNACCS/VCIS đã đƣợc triển khai áp dụng thử nghiệm trên nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc bƣớc đầu mang lại hiệu quả giúp thông quan nhanh chóng hàng hóa tại các cửa khẩu, cảng biển….. Khi áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS đã thay đổi toàn bộ cơ chế hoạt động Hải quan. Ngoài ra từ tháng 11/2013, quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc áp dụng chữ ký số (chữ ký điện tử). Đây là bƣớc ngoặt trong việc hiện đại hóa hải quan, từ đây, việc sử dụng văn bản điện tử và lƣu chuyển, xử lý văn bản đƣợc thực hiện trên internet. Việc số hóa các văn bản điện tử cũng nhƣ áp dụng các biện pháp quản lý điều hành hiện đại nhƣ áp dụng chữ ký số trong hoạt động quản lý hành chính, tăng cƣờng năng lực trao đổi hợp tác với các tổ chức Hải quan thế giới…. đòi hỏi công tác văn phòng không ngừng đổi mới cả về chất và lƣợng. Việc thay đổi phƣơng pháp quản lý của văn phòng đặc biệt trong công tác tham mƣu xử lý, điều phối quan hệ giữa các đơn vị chức năng, cũng nhƣ Hải quan địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong thành công của việc ứng dụng các phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại trong ngành Hải quan khi triển khai hệ thống VNACCS/VCIS và chữ ký số, từ đó sẽ dần thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị Hải quan các cấp. Vì vậy, cần đổi mới các hoạt động của văn phòng cho phù hợp đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của CBCC Văn phòng.

Từ những lý do trên, thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Hải quan tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp của ngành để đáp ứng yêu

cầu cải cách hiện đại hóa của đất nƣớc. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Hải quan nói chung và tại Văn phòng Tổng cục nói riêng là một nhu cầu cấp thiết cần phải bàn tới trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 70 - 73)