Sự cần thiết của đào tạo nguồn nhân lực tại Văn phòng Tổng cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3. Sự cần thiết của đào tạo nguồn nhân lực tại Văn phòng Tổng cục Hả

quan

1.3.1. Yêu cầu của quá trình hội nhập

Để thúc đẩy tạo thuận lợi thƣơng mại và đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác Hải quan trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế về hoặc liên quan đến Hải quan nhƣ Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Chƣơng trình hợp tác tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS). Các chƣơng trình hợp tác đa phƣơng về Hải quan này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nƣớc nhà.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Hải quan Việt Nam vừa là ngƣời bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia, vừa là ngƣời mở

cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thƣơng mại và đầu tƣ. Để đạt đƣợc mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực. Hải quan Việt Nam rất chú trọng đến việc tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác này thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phƣơng. Các cam kết này bao gồm: Các Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nƣớc: Hàn Quốc (1995); Mông Cổ (2003); Belarus (2008); Ucraina (2010); Nga(2010); Các Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào về : tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời và phƣơng tiện, hàng hóa qua lại biên giới và khuyến khích phát triển hợp tác thƣơng mại đầu tƣ giữa Việt Nam và Lào (2012) và về quản lý hải quan đối với hàng hóa và phƣơng tiện vận tải quá cảnh, phối hợp chống buôn lậu (2002); Các Thỏa thuận hỗ trợ và hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với các Bộ: Bộ Tài chính và kinh tế Pê - ru (2011); Bộ Năng Lƣợng Hoa Kỳ về hợp tác nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ (2010); Các Thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan các nƣớc: Italia (2012), Xu đăng (2012), Ác-hen-ti-na (2012), Hong Kong - Trung Quốc (2013), Hải quan Cuba (2013); Thỏa thuận về trao đổi số liệu thống kê giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam với cơ quan Hải quan Ucraina (2010); Với Cơ quan Hải quan Nga (2012); Thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam với Tổng cục Hải quan Lào về phối hợp chống thất thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc (2006); Thoả thuận giữa Hải quan Busan Hàn quốc với Cục Hải quan TPHCM về trợ giúp lẫn nhau (2009): Các Bản ghi nhớ về triển khai thực hiện ban đầu tại cặp cửa khẩu Danhsavanh -Lào và Lao bảo- Việt Nam (2005), Bà Vẹt- Campuchia và Mộc Bài- Việt Nam (2006) trong

khuôn khổ Hiệp định GMS; Bản ghi nhớ về xây dựng năng lực chuyên môn giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và cục Ngân khố và Hải quan Hoàng gia - Liên hiệp Vƣơng quốc Anh & Bắc Ai-len (2007); Các Bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống buôn lậu và vi phạm Hải quan qua biên giới giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam với cơ quan Hải quan Liên bang Nga (2012). Quá trình hội nhập đã đặt ra cho ngành Hải quan thách thức vô cùng to lớn. Làm sao để theo kịp Hải quan các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Lúc này bài toán về đào tạo nguồn nhân lực lại đƣợc đƣa ra vô cùng cấp bách.

1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu của quá trình cải cách và hiện đại hóa thủ tục Hải quan Hải quan

Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác đa phƣơng và song phƣơng với Hải quan các nƣớc thì công cuộc cải cách và hiện đại hóa trong ngành Hải quan cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Kể từ khi ban hành Quyết định số 103/2009/QĐ- TTg ngày 12/8/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đến nay, Hải quan Việt Nam đƣợc Chính phủ đánh giá là lá cờ đầu trong cải cách và hiện đại hóa, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ. Các thủ tục đƣợc đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, công khai, thời gian giải quyết công việc cho doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ tăng cƣờng cải cách đổi mới lề lối làm việc cho CBCC Hải quan, áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong các khâu cơ bản của quy trình nghiệp vụ Hải quan. Với lƣu lƣợng hàng hóa XNK và lƣợng ngƣời, phƣơng tiện XNC không ngừng tăng qua các năm (với tốc độ trung bình khoảng 20%/năm) trong khi số lƣợng biên chế cán bộ công chức Hải quan hàng năm tăng không đáng kể. Do khối lƣợng công việc tăng, nên việc tiếp tục duy trì các hình thức quản lý theo phƣơng pháp thủ công truyền thống trở nên bất cập và không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, yếu tố quan trọng

hàng đầu đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ là phải đổi mới phƣơng pháp quản lý Hải quan, ứng dụng phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại dựa trên nền tảng quản lý rủi ro. Kết quả tính đến năm 2013, toàn Tổng cục Hải quan đã triển khai tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 148/170 Chi cục, 49,7 nghìn doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm 96% tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan; số tờ khai thực hiện TTHQĐT là 5,4 triệu tờ khai, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm 93,2% so với tổng số tờ khai trên toàn quốc; tổng trị giá XNK hàng hóa thực hiện TTHQĐT là 246,15 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm 95,07% trong tổng kim ngạch XNK.

Với mục tiêu đƣa Hải quan Việt Nam ngang bằng với các nƣớc phát triển trong khu vực. Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách và hiện đại hóa, trong đó có 02 nội dung lớn bao gồm: Ứng dụng hệ thống tự động hóa Hải quan (VNACCS) tiến tới một cửa quốc gia; Ứng dụng chữ ký số, cụ thể:

(1) Hải quan Việt Nam đƣợc sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản tiếp nhận và triển khai Hệ thống VNACCS, trong thời gian tới sẽ triển khai giai đoạn 2 của hệ thống

tự động hóa hải quan (VCIS), đây là dự án tự động hóa Hải quan theo mô hình Hải quan Nhật Bản. Nội dung của dự án khi đƣa vào triển khai sẽ tự động hóa các khâu nghiệp vụ Hải quan kể cả các khâu cấp phép, thanh toán,... và tiến tới cơ chế một cửa quốc gia mà Hải quan là trọng tâm. Khi áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS sẽ thay đổi toàn bộ cơ chế hoạt động Hải quan, hiện tại, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hải quan ở mỗi cấp đều có tổ chức của văn phòng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị (Tổng cục có Văn phòng, Chi cục có Đội tổng hợp), hoạt động phân tán, chƣa tập trung. Vì vậy, khi chúng ta đƣa hệ thống tự động hóa (VNACCS/VCIS) thì hoạt động của Văn phòng sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, Tổng cục ban hành chính sách, cấp

Cục là cấp trung gian triển khai và cấp Chi cục thực hiện, nay chuyển sang hoạt động tập trung còn 2 cấp, trong đó hoạt động nghiệp vụ là Tổng cục và Chi cục. Vì vậy, cần phải xem xét nghiên cứu công tác hoạt động của Văn phòng một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn.

(2) Từ tháng 11/2013, quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc áp dụng chữ ký số (chữ ký điện tử). Đây là bƣớc ngoặt trong việc hiện đại hóa hải quan, từ đây, việc sử dụng văn bản điện tử và lƣu chuyển, xử lý văn bản đƣợc thực hiện trên internet. Việc số hóa các văn bản điện tử cũng nhƣ áp dụng các biện pháp quản lý điều hành hiện đại nhƣ Trung tâm chỉ huy tập trung, áp dụng chữ ký số trong hoạt động quản lý hành chính, tăng cƣờng năng lực trao đổi hợp tác với các tổ chức hải quan thế giới…. đòi hỏi công tác văn phòng không ngừng đổi mới cả về chất và lƣợng. Việc thay đổi phƣơng pháp quản lý của văn phòng đặc biệt trong công tác tham mƣu xử lý, điều phối quan hệ giữa các đơn vị chức năng, cũng nhƣ Hải quan địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong thành công của việc ứng dụng các phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại trong ngành hải quan khi triển khai hệ thống VNACCS/VCIS và chữ ký số, từ đó sẽ dần thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị Hải quan các cấp. Vì vậy, cần phải đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ các kỹ năng trong công việc cho CBCC làm việc tại khối Văn phòng nói chung và Văn phòng Tổng cục nói riêng.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nguồn nhân lực tại Văn phòng Tổng cục Hải quan

Đào tạo nhân lực là một nội dung quan trọng của quản trị nhân sự trong tổ chức. Do vậy nó không nằm ngoài phạm vi ảnh hƣởng của các yếu tố có tác động đến công tác quản trị nhân sự nói riêng cũng nhƣ công tác quản trị trong tổ chức nói chung. Từ các yếu tố vĩ mô nhƣ hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nƣớc về kinh tế - xã hội đến các yếu tố vi mô nhƣ tiềm năng

con ngƣời của tổ chức, từ các yếu tố bên ngoài đến các yếu tố bên trong tổ chức... Tuy nhiên có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm nhân tố chính nhƣ sau; Nhóm các nhân tố chủ quan và nhóm các nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 28 - 33)