Tổ chức bộ máy của Văn phòng Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu của luận văn:

3.1.1.Tổ chức bộ máy của Văn phòng Tổng cục Hải quan

3.1. Khái quát về Văn phòng Tổng cục Hải quan

3.1.1.Tổ chức bộ máy của Văn phòng Tổng cục Hải quan

Tổ chức bộ máy của Văn phòng TCHQ bao gồm :

- Phòng Tổng hợp : Thực hiện vai trò điều phối chung đảm bảo đƣợc sự ổn định cho hoạt động của các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, giúp việc đắc lực cho Lãnh đạo Tổng cục trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động chung tại cơ quan Tổng cục. Phòng Tổng hợp thƣờng có xu hƣớng đóng vai trò quan trọng trong công tác tham mƣu xử lý của công tác văn phòng các cấp. Phòng Tổng hợp còn có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Tổng hợp tình hình và kết quả hoàn thành nhiệm vụ giúp Lãnh đạo sơ kết, tổng kết định kỳ và báo cáo cấp trên theo chế độ quy định. Phối hợp chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cần thiết cho Lãnh đạo Tổng cục đi dự các cuộc họp của Chính phủ, Quốc hội tổ chức và làm việc với các Bộ, Ngành liên quan. Lãnh đạo Văn phòng đƣợc ký các công văn, giấy tờ thừa lệnh Tổng cục trƣởng, bao gồm: Thông báo các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan; giấy giới thiệu liên hệ công tác cho các cấp Vụ trƣởng, Cục trƣởng trở xuống, giấy triệu tập hội nghị Ngành, công văn trả lời những việc thuộc về hành chính thông thƣờng, các bản sao lục pháp quy của Nhà nƣớc, của Tổng cục Hải quan gửi các đơn vị trong Ngành, công tác tuyên truyền.

- Phòng Hành chính : Là bộ phận tổ chức chỉ đạo công tác văn thƣ - lƣu trữ trong toàn ngành Hải quan đúng nguyên tắc, thủ tục hành chính. Đảm bảo tiếp nhận, chuyển công văn, tài liệu đúng nơi, đúng ngƣời và kịp thời. Công tác văn thƣ không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận và gửi văn bản mà đã tổ chức khoa học và áp dụng các thành quả của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong việc xử lý văn bản. Việc phân luồng xử lý, theo dõi chính xác địa chỉ văn bản đi, đến, thời gian thực hiện, kết quả thực hiện… là những đóng góp không nhỏ của văn phòng trong công tác quản lý điều hành vĩ mô của ngành Hải quan.

- Phòng Tài vụ - Quản trị : Là bộ phận có quân số đông đƣợc tổ chức đảm bảo công tác quản trị và tài vụ cấp III đúng chính sách, chế độ đãi ngộ, chi trả lƣơng cho CBCC đúng thời hạn. Thực hiện công tác mua sắm, quản lý tài sản theo đúng quy định. Thực hiện công tác hậu cần đảm bảo hoạt động công sở đƣợc nhanh chóng, an toàn cho Tổng cục. Đảm bảo khám chữa bệnh ban đầu, y tế, vệ sinh môi trƣờng cho cơ quan luôn sạch đẹp, trang trọng. Chú trọng đến việc xây dựng, sửa chữa nhà làm việc, bố trí sắp xếp phòng làm việc cho các đơn vị trong Tổng cục, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho hoạt động hàng ngày của cơ quan Tổng cục về điện nƣớc và vệ sinh chung.

chóng, an toàn cho Tổng cục.

3.1.2 Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực hiện tại của Văn phòng Tổng cục Hải quan

* Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Là đơn vị thuộc cơ quan nhà nƣớc, nên đội ngũ nhân lực của Văn phòng TCHQ thuộc biên chế nhà nƣớc. Hàng năm Văn phòng TCHQ đƣợc giao chỉ tiêu biên chế và định mức quỹ lƣơng tƣơng ứng. Trên cơ sở định mức biên chế đó nên số lƣợng nhân lực của đơn vị tƣơng đối ổn định qua các năm. Sự tăng, giảm nhân sự chủ yếu là do bổ sung thiếu hụt hoặc điều chuyển từ

các đơn vị trong nội bộ, mặc dù nhu cầu bổ sung thêm nhân lực là thực tế, xuất phát từ sự gia tăng về công việc của đơn vị. Do số lƣợng nhân lực của đơn vị có biến động không lớn qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu đội ngũ nhân lực có vai trò rất quan trọng, vì một cơ cấu hợp lý về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh hệ thống cho tổ chức.

Bảng 3.1. Biến động số lƣợng CBCC Văn phòng TCHQ qua các năm.

STT Loại lao động 2012 2013 2014

1 Cán bộ Lãnh đạo 15 16 19

2 Chuyên viên 80 85 87

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nhân sự năm 2012, 2013,2014, Văn phòng TCHQ, Hà Nội)

Cho đến nay đơn vị đã có 167 ngƣời ngoài cán bộ Lãnh đạo, đội ngũ chuyên viên còn có hợp đồng 68 và hợp đồng khoán việc. Đơn vị cũng đang từng bƣớc hoàn thiện bộ máy tổ chức cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Lãnh đạo thì công tác phát triển nguồn nhân lực đã có những hiệu quả nhất định.

* Chất lƣợng nguồn nhân lực

Tƣơng tự nhƣ các cơ quan khác của nhà nƣớc, cơ sở để đánh giá chất lƣợng đội ngũ nhân lực của đơn vị là các quy định của nhà nƣớc và các cơ quan chức năng về quản lý CBCC. Các tiêu chí để đánh giá chất lƣợng công chức là các thông số có tính đầu vào nhƣ : Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tuổi đời, chức vụ quản lý, ngạch công chức. Những chỉ tiêu trên là những thông số thể hiện thực trạng chất lƣợng của đội ngũ nhân lực của Văn phòng TCHQ trong điều kiện quản lý CBCC của Việt Nam hiện nay.

- Trình độ chuyên môn.

Trình độ chuyên môn đƣợc hiểu là văn bằng chứng chỉ, trình độ đã đào tạo. Văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở

quan trọng để đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn của công chức, viên chức. Đồng thời văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc, và trả lƣơng cho ngƣời lao động trong tổ chức. Trong Văn phòng TCHQ hiện nay, CBCC có các loại văn bằng về trình độ chuyên môn sau :

• Sau đại học ( thạc sỹ, tiến sỹ). • Đại học

• Cao đẳng

• Trung học chuyên nghiệp ( trung cấp).

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của CBCC Văn phòng TCHQ năm 2014. Bằng

cấp

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

2 1.2 23 13.8 49 29.4 10 6 6 3.6

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nhân sự năm 2014, Văn phòng TCHQ, Hà Nội)

- Xem xét chất lƣợng lao động qua ngạch, bậc công chức.

Căn cứ hệ thống tiêu chuẩn về ngạch, bậc quy định trong Pháp lệnh công chức nhà nƣớc, cơ cấu đội ngũ công chức của Văn phòng TCHQ có tỷ lệ nhƣ sau :

Bảng 3.3. Phân loại CBCC Văn phòng TCHQ theo ngạch bậc năm 2014 Kiểm tra viên

cao cấp

Kiểm tra viên chính và tƣơng đƣơng

Kiểm tra viên Hải quan hoặc tƣơng

đƣơng

1 8 63

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nhân sự năm 2014, Văn phòng TCHQ, Hà Nội)

Việc phân loại nhân lực dựa trên tiêu chuẩn chức danh công chức đã góp phần định hƣớng cho sự phấn đấu của CBCC không giữ chức vụ quản lý, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và khả năng làm việc theo chế độ

chuyên viên, kiểm tra viên. Với xu hƣớng nâng cao tính chuyên môn trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, mỗi chuyên viên trở thành một chuyên gia về lĩnh vực mình đảm nhận, chuyên viên chính là chuyên gia bậc cao về chuyên ngành phụ trách. Trong các năm gần đây, số lƣợng kiểm tra viên chính, chuyên viên chính đã có mức tăng đáng kể, nhƣng vẫn tập chung chủ yếu trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ quản lý của đơn vị. Trên thực tế việc phân loại công chức theo ngạch, bậc hiện nay chƣa phản ánh thực chất trình độ cán bộ mà nhiều trƣờng hợp việc nâng ngạch đối với công chức nhằm thực hiện chính sách cán bộ nhƣ là một biện pháp để giải quyết vấn đề tiền lƣơng. Tổ chức thi nâng ngạch theo định kỳ hàng năm với chỉ tiêu cho trƣớc chƣa thể hiện thực chất của kỳ thi là đánh giá để xếp loại chất lƣợng cán bộ mà còn nặng về ƣu tiên quyền lợi vật chất, đi thi phần lớn là không trƣợt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nguồn nhân lực tại văn phòng Tổng cục Hải quan (Trang 48 - 52)