Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty giày viva (Trang 32 - 33)

2. CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

2.2. Một số nghiên cứu trước

2.2.3. Đánh giá chung

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân thành 2 nhóm. Nhóm 1 tập trung nghiên cứu về năng suất doanh nghiệp tiêu biểu có các tác giả Hoffman & Mehra (1999), APO (2000), Chapman & Al-Khawaldeh (2002), Khan (2003), Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009). Các nghiên cứu này vừa có nghiên cứu lý thuyết vừa có nghiên cứu thực nghiệm. Đa phần nghiên cứu thực nghiệm có đối tượng khảo sát là các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Nhóm 2 là nhóm các nghiên cứu về năng suất lao động của cá nhân tiêu biểu có các tác giả Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011), Razak, Mohamad Idham Md (2014) các nghiên cứu này có đối tượng khảo sát là người lao động.

Ở nhóm 1 các nghiên cứu tập trung năng suất ở cấp độ doanh nghiệp. Đa phần các tác giả đều nghiên cứu trong một ngành hoặc nhóm ngành cụ thể không nghiên cứu ở cấp độ công ty. Kết luận chung có các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp đó chính là:cam kết của quản lý cấp cao, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, hướng đến khách hàng và mối quan hệ trong doanh nghiệp.

Ở nhóm 2 các nghiên cứu tập trung vào năng suất ở cấp độ cá nhân. Nghiên cứu về mặt lý thuyết đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến năng suất cá nhân tuy nhiên các giả thuyết này chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Số lượng nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế, kết quả chỉ áp dụng đối với một công ty trong ngành chưa có sự kiểm chứng về độ chính xác đối với các công ty khác (trong/ngoài ngành). Một số nghiên cứu có cỡ mẫu không mang tính chất đại diện cho tổng thể nên kết quả có thể không chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty giày viva (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)