3. CHƢƠNG 3:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
3.4.3.6. Kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy
Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Trong tài liệu này, tác giả sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.
Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đa cộng tuyến khiến cho việc diễn dịch kết quả có thể sai lầm vì nó làm đổi dấu kỳ vọng của các hệ số đi theo các biến độc lập, vì vậy chúng ta phải kiểm tra độ tương quan giữa các biến này để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Sự đa cộng tuyến cao có thể làm cho kết quả không chính xác, do đó cần thiết phải có điều kiện về đa cộng tuyến. Theo Hair&cgt (2006) để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến chúng ta sử dụng hệ số VIF (hệ số phóng đại phương sai). Nếu VIF lớn hơn 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng đang tồn tại. Theo kinh nghiệm, hệ số VIF nên nhỏ hơn 5 là tốt nhất để hạn chế về sự đa cộng tuyến, tuy nhiên nếu nhỏ hơn 10 thì vẫn có thể chấp nhận với ảnh hưởng rất nhỏ (dẫn theo John & Benet-Martinez, 2000 – dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kiểm định phần dư
Sau khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy, chúng ta cần phải kiểm định phần dư chuẩn hóa của mô hình để đảm bảo phần dư chuẩn hóa có dạng phân phối chuẩn với tất cả các biến độc lập. Cách kiểm định có thể sử dụng là vẽ đường cong chuẩn hóa của phân bố phần dư này. Nếu chúng ta thấy trên đồ thị đường cong chuẩn hóa có dạng hình chuông như phân phối chuẩn với giá trị Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối gần chuẩn.
Tóm tắt chƣơng 3:
Trong chương 3, tác giả đã cung cấp đầy đủ thông tin về (1) Quy trình nghiên cứu; (2) Các bước nghiên cứu. Đồng thời, chương 3 cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là toàn thể các nhân viên tại công ty Viva. Thông qua nghiên cứu định tính và tiến hành khảo sát sơ, tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh thang đo sơ bộ thành thang đo chính thức để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Thang đo cuối cùng gồm 25 biến quan sát thuộc 3 nhân tố độc lập.