4. CHƢƠNG 4:PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.8. Thực trạng năng suất lao động tại công ty Viva
4.8.2.1. Đánh giá về năng lực cá nhân
Bảng 4.37 Giá trị trung bình nhân tố năng lực cá nhân
MÃ HÓA NỘI DUNG
GIÁ TRỊ TRUNG
BÌNH
NĂNG LỰC CÁ NHÂN 3.13
NANGLUC01 Anh chị cảm thấy mình có năng khiếu bẩm
sinh phù hợp với công việc 3.18 NANGLUC02 Anh chị cảm thấy mình có tay nghề phù
hợp với công việc 2.64
NANGLUC03 Anh/chị tự đánh giá về sự yêu thích của bản
thân đối với công việc 3.18
NANGLUC05 Anh/chị cảm thấy mình gặp nhiều vấn đề cá
nhân gây ảnh hưởng đến công việc 3.13 NANGLUC06 Anh/chị cảm thấy mình có thể chất phù hợp
với công việc 2.94
(Nguồn:kết quả phân tích dữ liệu điều tra)
Năng lực cá nhân bao gồm 5 biến quan sát, đa phần các biến này được người lao động đánh giá ở mức độ khá trở lên. Trong đó các biến như năng khiếu bẩm sinh phù hợp, sự yêu thích đối với công việc có giá trị trung bình hơn giá trị trung bình của nhân tố năng lực cá nhân. Điều này có thể lý giải công ty đã có quá trình tuyển chọn đầu vào tốt, những ứng viên được chọn có sự yêu thích và năng khiếu phù hợp với công việc. Ngược lại, biến tay nghề phù hợp và thể chất phù hợp có giá trị trung bình thấp nhất. Như vậy có thể thấy, tiêu chuẩn lựa chọn các ứng viên về tay nghề và thể chất hiện tại của công ty chưa thật sự tối ưu với yêu cầu công việc. Cuối cùng là biến về các vấn đề cá nhân, biến này có giá trị trung bình ở mức độ khá (3.13) bằng với giá trị trung bình của nhân tố năng lực.
Dựa trên các phân tích về giá trị trung bình trên ta có thể thấy công ty đang gặp vấn đề về việc xây dựng tiêu chuẩn công việc để tuyển dụng. Đặc biệt về vấn đề tay nghề và thể chất.
Điều này phù hợp với thực trạng về chính sách tuyển dụng do công ty không có sự hoạch định nhu cầu lao động việc tuyển dụng mang tính đột xuất nên dễ rơi vào bị động trong tuyển dụng. Ngoài ra, do chưa có những cách thức kiểm tra các
ứng viên có đáp ứng được những tiêu chí công ty đưa ra hay không nên ứng viên có tay nghề và thể chất không phù hợp.