2. CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1.2. Năng lực cá nhân
Năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
Theo nghiên cứu lý của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và nghiên cứu thực nghiệm của Mahesh Gundecha (2012). thì năng lực cá nhân là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cũng theo các tác giả trên năng lực cá nhân gồm 4 thành phần cơ bản đó chính là
- Tài năng:bao gồm năng khiếu bẩm sinh và sự tích lũy tay nghề qua quá trình làm việc
- Sở thích:sự yêu thích của cá nhân đối với công việc hoặc ngành nghề hiện tại
- Tính cách:những tính cách của cá nhân có phù hợp với công việc - Các yếu tố thể chất:cá nhân có sức khỏe, thể lực, thể chất phù hợp với
công việc hiện tại.
Để tuyển chọn các ứng viên có các tố chất cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc tổ chức có thể thực hiện thông qua hoạt động tuyển dụng và tuyển chọn. Thực tế tại các tổ chức sản xuất năng lực cá nhân phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất tích cực đến năng suất vì các yếu tố như phát huy được các sở thích, tài năng phù hợp với
công việc. Cá nhân có kinh nghiệm, yếu tố thể chất phù hợp với công việc sẽ thích ứng, tiếp nhận công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn các cá nhân không phù hợp.
Tác giả sẽ sử dụng quan điểm của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và Mahesh Gundecha (2012) về các thành phần cơ bản của năng lực cá nhân đó chính là:tài năng, sở thích, tính cách, các yếu tố thể chất và đề xuất giả thuyết H1
Giả thuyết H1: Năng lực cá nhân có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất lao động