Kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty giày viva (Trang 65 - 68)

4. CHƢƠNG 4:PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.5. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

4.5.3. Kết quả kiểm định giả thuyết

Bảng 4.28 Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

Hằng số .269 .189 1.420 .157

NANGLUC .114 .045 .115 2.557 .011 .889 1.124

QUANHE .498 .043 .547 11.619 .000 .807 1.239

QUANLY .336 .056 .277 6.015 .000 .844 1.185

(Nguồn:kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Nhân tố độc lập mối quan hệ trong doanh nghiệp có sig=0<0.05 điều này mang ý nghĩa rằng mối quan hệ trong doanh nghiệp có tác động đến năng suất lao động. Cụ thể ta có hệ số Beta=0.498 có nghĩa khi mối quan hệ trong doanh nghiệp tăng 1 điểm thì năng suất lao động sẽ tăng 0.498 điểm. Đây là nhân tố có Beta lớn nhất có nghĩa rằng mối quan hệ trong doanh nghiệp có sự tác động lớn nhất lên năng suất lao động. Như vậy, giả thuyết ban đầu H2: Mối quan hệ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động được chấp nhận. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) mà tác giả đã sử dụng làm nền tảng nghiên cứu.

Nhân tố độc lập các yếu tố quản lý có sig=0<0.05 điều này mang ý nghĩa rằng mối quan hệ trong doanh nghiệp có tác động đến năng suất lao động. Cụ thể ta có. Cụ thể ta có hệ số Beta=0.336 có nghĩa khi năng lực cá nhân tăng 1 điểm thì năng suất lao động sẽ tăng 0.336 điểm. Nhân tố này có hệ số Beta lớn thứ 2 do đó nó có tác động lớn thứ 2 lên năng suất lao động. Như vậy, giả thuyết ban đầu H3:Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động được chấp nhận. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009).

Cuối cùng nhân tố độc lập năng lực cá nhân có sig=0.011<0.05 điều này mang ý nghĩa rằng năng lực cá nhân có tác động đến năng suất lao động. Cụ thể ta có hệ số Beta=0.114 có nghĩa khi năng lực cá nhân tăng 1 điểm thì năng suất lao động sẽ tăng 0.114 điểm. Đây cũng là nhân tố có mức tác động ít nhất lên năng suất

lao động. Như vậy, giả thuyết ban đầu H1:Năng lực cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động được chấp nhận. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và Mahesh Gundecha (2012).

Ngoài ra ta có VIF của các biến NANGLUC, QUANHE, QUANLY đều bé hơn 2 nên vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy. Tức là các biến độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.

Từ các phân tích trên ta có phƣơng trình hồi quy chƣa chuẩn hoá

NANGSUAT = 0.269 + 0.498*QUANHE + 0.336*QUANLY + 0.114*NANGLUC

Từ bảng kết quả hồi quy ta nhận thấy các nhân tố năng lực cá nhân, mối quan hệ trong doanh nghiệp, các yếu tố quản lý đều có tác động dương tới năng suất lao động nên ta có kết luận về các giả thuyết ban đầu như sau:

Bảng 4.29 Tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả Giả

thuyết Nội dung Kết quả

H1 Năng lực cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao

động Chấp nhận

H2 Mối quan hệ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động

Chấp nhận

H3 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động

Chấp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty giày viva (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)