Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 73 - 76)

1) Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ trường tiền tệ

Với mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất định, NHTW có thể vận dụng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Hay nói khác đi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ. Điều này thể hiện:

 Để khuyến khích ngân hàng trung gian mở rộng cho vay gia tăng khối tiền tệ, NHTW sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp;

 Để thực hiện chính sách “thắt chặt” tiền tệ, hạn chế cho vay của ngân hàng trung gian, NHTW quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức cao.

Như vậy, việc hạ thấp hay nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc thể hiện chính sách mở rộng hay thắt chặt tiền tệ của NHTW. Đôi khi NHTW còn phải vận dụng một cách uyển chuyển hơn bằng cách ấn định mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho từng loại tiền gửi thay vì ấn định chung.

b) Thay đổi điều kiện và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi NHTW tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín dụng. Điều kiện và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cũng là một trong những công cụ để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ của mình đối với ngân hàng trung gian. Điều này thể hiện:

 NHTW có thể đặt ra những điều kiện rộng rãi hay nghiêm ngặt đối với ngân hàng trung gian trong khi thực hiện chiết khấu hay tái chiết khấu nhằm khuyến khích hay hạn chế tín dụng đối với ngân hàng trung gian;

 NHTW có thể hạ thấp hay nâng cao mức lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu để khuyến khích hay hạn chế ngân hàng trung gian vay mượn của NHTW.

c) Vận dụng chính sách thị trường mở

Thị trường mở ở đây muốn nói đến thị trường vốn và thị trường tiền tệ, chủ yếu là thị trường mua bán các loại trái phiếu và tín phiếu của Chính phủ. Trên thị trường mở, NHTW tham gia với tư cách là người mua hoặc là người bán các loại trái phiếu.

Bằng cách mua trái phiếu, NHTW làm tăng khối dự trữ của ngân hàng trung gian. Khi đó, ngân hàng trung gian có thể mở rộng cho vay gấp bội lần. Hơn nữa, việc NHTW mua trái phiếu với lãi suất thấp góp phần tăng cung tín dụng từ đó làm lãi suất tín dụng hạ thấp, kích thích các nhà doanh nghiệp đi vay. Đây cũng là một cách gia tăng khối tiền tệ.

Bằng cách bán trái phiếu trên thị trường mở cho bất cứ đối tượng nào, ngân hàng, doanh nghiệp hay cá nhân, NHTW thu hút tiền vào làm giảm bớt khối tiền tệ. Kết quả làm cho dự trữ của ngân hàng trung gian tại NHTW bị giảm thiểu, từ đó hạn chế khối lượng cấp tín dụng của ngân hàng trung gian.

d) Kiểm soát tín dụng chọn lọc

Trong khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, có những ngành, những hoạt động cần được ưu tiên phát triển và những ngành, những hoạt động cần hạn chế. Thông qua chính sách tín dụng có chọn lọc bằng cách giảm lãi suất cho vay đối với những ngành cần ưu tiên phát triển và tăng lãi suất cho vay đối với những ngành cần giới hạn, NHTW góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

2) Vận dụng chính sách lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi ngân hàng

Nói chung chính sách lãi suất tiền vay và tiền gửi có tác động cùng chiều, vì khi lãi suất tiên gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được nâng lên. Có 2 cách tác động vào lãi suất:

 Tác động gián tiếp: Áp dụng ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển. NHTW tác động vào lãi suất tiền vay và tiển gửi thông qua lãi suất tái chiết khấu. Căn cứ vào lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung gian áp dụng lãi suất tiền gửi và cho vay thích hợp tùy theo tình hìn thị trường;

 Tác động trực tiếp: Áp dụng ở các nước đang phát triển. NHTW tác động bằng cách ấn định lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa.

3) Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với khu vực tiền tệ đối ngoại

a) Dự trữ ngoại hối

NHTW được giao nhiệm vụ tạo lập và quản lý dự trữ ngoại hối (vàng và ngoại tệ) nhằm bảo vệ trị giá quốc ngoại của đồng tiền. Thông qua việc tăng hay giảm dự trữ ngoại hối NHTW làm giảm hay tăng khối tiền lưu hành.

b) Can thiệp vào thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra giao dịch mua bán các loại đồng tiền. Nó là nơi người ta mua bán ngoại hối. Nguồn ngoại hối bán xuất phát từ các nhà xuất khẩu, những người cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài ; du lịch hay đầu tư nước ngoài,... Nguồn ngoại hối mua xuất phát từ các nhà nhập khẩu, trả tiền dịch vụ, trả tiền lời cổ tức hay chuyển ngân ra nước ngoài,...

NHTW với tư cách là một thành phần tham gia vào thị trường có thể can thiệp bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp vào quan hệ cung – cầu ngoại hối. Tác động trực tiếp bằng cách thiết lập quỹ bình ổn hay điều hòa ngoại hối và sử dụng quỹ này tác động trực tiếp vào cung – cầu ngoại hối. Tác động gián tiếp là thông qua ngân hàng thương mại để tác động vào việc mua hay bán ngoại tệ của các nhà doanh nghiệp.

c) Chính sách ngoại hối

Tùy theo tình hình, các nước có thể theo đuổi chính sách ngoại hối riêng của mình. Nói chung có 2 kiểu chính sách ngoại hối khác nhau:

 Chính sách ngoại hối tự do: Những nước áp dụng chính sách này để cho đơn vị tiền tệ của mình tự do chuyển đổi với mức độ kiểm soát hạn hẹp;

 Chính sách độc quyền ngoại hối: Những nước áp dụng chính sách này bắt buộc các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ngoại tệ đều phải bán cho ngân hàng được Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ ở ngân hàng theo tỷ lệ NHTW đã quy định.

d) Sử dụng tỷ giá hối đoái như đòn bẩy thực hiện chính sách tiền tệ

Tỷ giá hối đoái là giá đổi của một đồng tiền nước này lấy đồng tiền nước khác. Do vậy, tỷ giá hối đoái có tác dụng rất mạnh đến hoạt động kinh tế, nhất là đối với xuất nhập khẩu.

 Tỷ giá thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu và gây bất lợi cho xuất khẩu. Vì vậy, chính sách tiền tệ nhằm duy trì tỷ giá thấp có tác dụng trở ngại cho việc xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào;

 Tỷ giá cao có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu nhưng khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn dễ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, chính sách tiền tệ nhằm duy trì tỷ giá cao khuyến khích xuất khẩu hơn là nhập khẩu.

Chính sách tiền tệ của NHTW muốn đạt những mục tiêu mong muốn cần phải vận dụng đồng bộ với chính sách tài chính. Chính sách tài chính bao gồm 2 chính sách lớn: Chính sách ngân sách và Chính sách thuế khóa. Lý do phải phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài chính là vì:

 Tác dụng của NHTW trên toàn bộ hoạt động nền kinh tế lớn hay nhỏ tùy vào tình hình ngân sách. Nếu ngân sách cân bằng ảnh hưởng của nó trên khối tiền tệ không lớn lắm. Nếu ngân sách thiếu hụt thì sẽ làm tăng khối tiền tệ. Nếu ngân sách thặng dư có tác dụng làm giảm bớt khối tiền tệ.

 Chính sách thuế khóa có tác dụng tái phân phối thu nhập, làm tăng hay giảm các yếu tố tiết kiệm, đầu tư, tiêu thụ,… từ đó hỗ trợ cho các tác dụng của chính sách tiền tệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tiền tệ ngân hàng (Giáo trình chính)

Ts Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê (2006)

2) Nhập môn Tài chính – Tiền tệ

PGS Ts Sử Đình Thành và Ts Vũ Thị Minh Hằng, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (2006)

3) Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng

Ts Ngô Hướng và Ths Tô Kim Ngọc, NXB Thống Kê (2001)

4) Giáo trình Tài chính – Tiền tệ ngân hàng

Ts Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống Kê (2009)

5) Tiền tệ ngân hàng

Tập thể tác giả: PGS Ts Nguyễn Đăng Dờn, PGS Ts Hoàng Đức, PGS Ts Trần Huy Hoàng, Ts Trần Thị Xuân Hương, Ths Nguyễn Quốc Anh, Ths Nguyễn Kim Trọng, Ths Nguyễn Văn Thầy, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (2009)

6) Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương

Tập thể tác giả: PGS Ts Nguyễn Đăng Dờn, PGS Ts Trần Huy Hoàng, Ths Nguyễn Quốc Anh, Ths Nguyễn Kim Trọng, Ths Nguyễn Văn Thầy, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (2009)

7) Tiền tệ và Ngân hàng

PGS Ts Lê Văn Tề, NXB Lao động – Xã hội (2008)

8) Một số tài liệu tham khảo khác (Luật các tổ chức tín dụng, Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước)

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w