1) Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
Huy động vốn qua tài khoản là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của ngân hàng thương mại. Do vậy, đây cũng là điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chính vì đặc thù này mà ngân hàng thương mại được gọi là tổ chức nhận ký thác (depository institutions) trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi là tổ chức không nhận ký thác (non-depository institutions).
Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thương mại phải thiết kế và phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau.
a) Tiền gửi thanh toán
Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi có vào tài khoản. Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ 2 nguồn: (i) khách hàng nộp tiền mặt vào, (ii) khách hàng nhận tiền chuyển từ đơn vị khác. Số dư này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng huy động toàn bộ số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để chi trả. Do vậy, có đôi lúc, số dư này tạm thời trở nên nhàn rỗi. Lúc này, số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng trở thành nguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, do khách hàng có thể sử dụng số dư này bất cứ lusc nào mà không cần báo trước với ngân hàng nên ngân hàng rất khó lên kế hoạch cho việc sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, ngân hàng thường trả
lãi rất thấp hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. Và vì không được trả lãi, nên khách hàng thường duy trì số dư trong tài khoản thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả của họ.
Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng khách hàng là không lớn, nhưng với một lượng rất đông khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, số vốn có thể huy động từ loại tài khoản này trở nên đáng chú ý. Toàn bộ số dư này có thể được sử dụng để làm nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng.
Thủ tục mở tài khoản
Hiện này hầu hết các ngân hàng thương mại đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc mở tài khoản thanh toán. Để mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, khách hàng cần phải làm những thủ tục sau:
Khách hàng cá nhân: Điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, cung cấp chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
Khách hàng là tổ chức: Điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu của người đại diện, mẫu con dấu, xuất trình và nộp bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và giáy tờ chứng minh tư cách đại diện của chủ tài khoản.
Khách hàng là đồng chủ tài khoản: Điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện tổ chức tham gia vào tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.
Tính lãi tiền gửi thanh toán
Theo thông lệ của các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tài khoản thanh toán, vì khách hàng mở loại tài khoản này với mục đích thanh toán chứ không phải hưởng lãi. Ngoài ra, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng duy trì số dư tổi thiểu trên tài khoản để được hưởng dịch vụ ngân hàng, nếu không đủ số dư thì khách hàng phải trả phí cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, do dân chúng chưa có thói quen sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với loại tài khoản này, tuy nhiên mức lãi suất áp dụng thường rất thấp. Lãi tiền gửi thanh toán có thể được tính theo định kỳ hàng tháng hoặc theo quý theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều chương trình hóa công việc tính lãi và hàng tháng tự động nhập lãi vào số dư gốc tài khoản tiền gửi khách hàng. Công thức tính lãi theo tháng như sau:
TL = SD x SN x LS/30
Trong đó: TL: Tiền lãi được hưởng cuối tháng SN: Số ngày tồn tại số dư
LS: Lãi suất tính theo tháng b) Tiền gửi tiết kiệm
Tiết kiệm không kỳ hạn
Loại tiền gửi này được thiết kế dành cho các đối tượng khách hàng có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng chưa thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối với loại tiền gửi này, thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời. Vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải bảo đảm quỹ chi trả và rất khó lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn này. Do đó, lãi suất cho loại tiết kiệm này thường rất
Thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần đến bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng điền vào giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng.
Tiết kiệm có kỳ hạn
Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể trong tương lai. Đối tượng chủ yếu của loại tiết kiệm này là những người có thu nhập ổn định và thường xuyên. Mục tiêu quan trọng khi khách hàng lựa chọn loại hình tiết kiệm này là lợi tức được nhận theo định kỳ. Vì vậy, mức lãi suất cao hay thấp là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút khách hàng.
Thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ là khách hàng chỉ được rút tiền theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được rút tiền trước hạn. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì có thể sẽ bị mất lãi hoặc chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn
Các loại tiết kiệm khác
Ngoài 2 loại tiền gửi tiết kiệm chính là không kỳ hạn và có kỳ hạn, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng vào tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
2) Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây:
Mệnh giá: Là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
Thời hạn: Là khoản thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
Lãi suất: Là mức lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá. a) Huy động vốn ngắn hạn
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành, bao gồm:
Đề nghị phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính;
Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng số mệnh giá phát hành giấy
tờ có giá trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành;
Các báo cáo tài chính của 2 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề nghị phát hành;
Kế hoạch kinh doanh trong năm phát hành;
Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu); Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có).
Sau khi được xem xét và phê duyệt, tổ chức tín dụng sẽ ra thông báo phát hành. Nội dung thông báo phát hành gồm có:
Tên tổ chức phát hành;
Tên gọi giấy tờ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…); Tổng mệnh giá của đợt phát hành;
Thời hạn của giấy tờ có giá; Hình thức phát hành; Ngày phát hành;
Ngày đến hạn thanh toán;
Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi;
Phương thức hoàn trả và địa điểm hoàn trả tiền gốc của giấy tờ có giá. b) Huy động vốn trung dài hạn
Muốn huy động vốn trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu. Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như một trái phiếu công ty. So với trái phiếu chính phủ thì trái phiếu ngân hàng có rủi ro cao hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu kho bạc.
3) Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ Ngân hàng Nhà nước
Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Qua tài khoản này ngân hàng thương mại có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thức ho vay.