Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 51 - 55)

1) Cơ chế kinh doanh ngoại tệ với thị trường quốc tế

Để thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, trước tiên ngân hàng thương mại phải được phép của Ngân hàng Nhà nước và phải tuân theo các quy định về mở tài khoản và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Kế đến, Phòng kinh doanh ngoại tệ tuyển dụng, huấn luyện và tổ chức cho các Nhân viên kinh doanh của mình thực hiện kinh doanh ngoại tệ. Thông thường, các ngân hàng thương mại đặt ra một hạn mức nhất định và cho phép nhân viên được thực hiện các giao dịch kinh doanh trong phạm vi hạn mức đó. Trường hợp đầu cơ hoặc giao dịch với hạn mức lớn hơn hạn mức cho phép phải xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo ngân hàng.

2) Thông tin về tỷ giá

Thông tin về tỷ giá và những sự kiện có liên quan đến tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó. Trước khi ngồi vào thực hiện giao dịch, Nhân viên kinh doanh ngoại tệ thường đọc lướt qua thông tin tỷ giá và các sự kiện có liên quan đến tỷ giá. Những thông tin này thường xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet. Các thông tin về tình hình kinh tế, cán cân thương mại, các cân thanh toán quốc tế, lãi suất, chính sách tiền tệ, giá dầu, giá vàng, tình hình an ninh chính trị khu vực và thế giới,… là những thông tin nhạy cảm và có tác động đến tỷ giá ngoại tệ giao dịch trên thị trường quốc tế. Những thông tin này cần phải được thu thập và xử lý hàng ngày, thậm chí hàng giờ để làm cơ sở cho việc dự báo tỷ giá trước khi ra lệnh mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó.

3) Dự báo tỉ giá

Dự báo tỷ giá là một khâu rất quan trọng trong chuỗi các khâu cần thực hiện khi kinh doanh ngoại tệ. Dự báo tỷ giá giúp hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá của một ngoại tệ nào đó, làm cơ sở ra quyết định mua hay bán ngoại tệ. Hình vẽ dưới đây minh họa vai trò của dự báo tỷ giá và quy trình thực hiện

a) Thông tin ảnh hưởng đến tỷ giá

Có rất nhiều thông tin ảnh hưởng đến hai đồng tiền bao gồm các thông tin kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình thất nghiệp, tình hình các cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát, lãi suất và các thông tin phi kinh tế khác như tình hình chính trị, an ninh, khủng bố, lời phát biểu hay bình luận quan trọng của các nhà lãnh đạo quốc gia,…

Các loại thông tin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường xem lạm phát và lãi suất như là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá trong khi các yếu tố khác có thể tác động qua lại lẫn nhau rồi tác động đến tỷ giá.

Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng để dự báo tình hình tỷ giá là một việc quan trọng và phức tạp. Nó đòi hỏi người phân tích phải am hiểu thông tin, nắm rõ tình hình thị trường và có kỹ năng phân tích kinh tế vĩ mô. Để có thể phân tích và dự báo tỷ giá hiệu quả, người ta thường sử dụng 2 công cụ sau: Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP) và Lý thuyết cân bằng trạng thái lãi suất (IRP).

b) Các công cụ dự báo tỷ giá

Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP)

PPP dựa trên cơ sở giả định rằng không có chi phí giao dịch và nếu các yếu tố khác không đổi thì đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ được kỳ vọng giảm giá so với đồng tiền còn lại.

Chẳng hạn, để dự báo tỷ giá EUR/USD, ta có thể sử dụng mô hình PPP như sau:

et = eo ((1 + iusd)/(1 + ieur))t

Trong đó: et: tỷ giá EUR/USD ở thời điểm t trong tương lai eo : tg EUR/USD ở thời điểm hiện tại

iusd : tỷ lệ lạm phát của USD ieur : tỷ lệ lạm phát của EUR

Những t.tin ảnh hưởng đến t.g Các công cụ dự báo tỷ giá Kỳ vọng hợp lý về t.g ngoại tệ Quyết định mua – bán ngoại tệ Đặt lệnh mua - bán

Thông thường, người ta chỉ quan tâm dự báo 1 kỳ duy nhất nên t = 1, do đó, công thức dự báo tỷ giá có thể viết thành :

et = eo (1 + iusd)/(1 + ieur)

Để dự báo tỷ giá EUR so với USD theo mô hình này, ta cần xác định thông tin của 3 biến :  Tỷ giá giao ngay giữa EUR và USD (eo)

 Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ở Mỹ (iusd)  Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ở châu Âu (ieur)

Thông tin về các biến số này không khó để thu thập. Tuy nhiên dự báo này bao giờ cũng có sai số nhất định do ảnh hưởng của các yếu tố khác chưa thể đưa vào mô hình dự báo. Mặt khác, đứng trên giác độ mục tiêu dự báo, chúng ta cũng không nhất thiết phải có được kết quả dự báo chính xác hoàn toàn mà chỉ cần dự báo đúng xu hướng trong tương lai. Nhược điểm của mô hình dự báo này là ở chỗ nó cho rằng chỉ có lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ giá trong khi các yếu tố khác như tình hình tăng trưởng kinh tế, tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế,... thông qua lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ giá. Điều này không đúng trên thực tế nên làm hạn chế tính chính xác của mô hình dự báo. Hơn nữa, các quốc gia thường công bố số liệu tỷ lệ lạm phát theo năm, do đó, sử dụng mô hình PPP dự báo tỷ giá thường theo thời hạn 1 năm. Điều này lại không thực tế vì nhà kinh doanh cần dự báo tỷ giá với thời hạn ngắn hơn.

Lý thuyết cân bằng lãi suất (IRP)

Lý thuyết cân bằng lãi suất có thể sử dụng như một công cụ dự báo tỷ giá dựa vào lãi suất thay vì dựa vào tỷ lệ lạm phát. Số liệu lãi suất có thể thu thập theo thời hạn năm, tháng, thậm chí theo ngày. Do vậy, có thể sử dụng lý thuyết cân bằng lãi suất để dự báo tỷ giá cho thời hạn tương đối ngắn. Điều này phù hợp với thực tiễn của các nhà kinh doanh hơn.

Để sử dụng lý thuyết cân bằng lãi suất dự báo tỷ giá, ta cần thu thập số liệu về tỷ giá ngoại tệ ở hiện tại và lãi suất của 2 ngoại tệ đó, ví dụ như đồng EUR và USD, sau đó áp dụng công thức tính sau:

et = eo ((1 + rusd)/(1 +rieur))t

Trong đó: et: tỷ giá EUR/USD ở thời điểm t trong tương lai eo : tg EUR/USD ở thời điểm hiện tại

rusd : lãi suất của USD reur : lãi suất của EUR

Thông thường, người ta chỉ quan tâm dự báo 1 kỳ duy nhất nên t = 1, do đó, công thức dự báo tỷ giá có thể viết thành :

et = eo (1 + rusd)/(1 + reur)

Để dự báo tỷ giá EUR so với USD theo mô hình này, ta cần xác định thông tin của 3 biến :  Tỷ giá giao ngay giữa EUR và USD (eo)

 Lãi suất kỳ vọng ở Mỹ (rusd)  Lãi suất kỳ vọng ở châu Âu (reur)

Thông tin về các biến số này cũng không khó khăn lắm khi thu thập. Cũng như lý thuyết đồng giá sức mua, dự báo tỷ giá theo lý thuyết cân bằng lãi suất có những sai số nhất định do ảnh hưởng của những yếu tố khác không được phản ánh trong mô hình dự báo. Trong mô hình này, chúng ta đã ngầm giả định rằng những yếu tố khác có ảnh hưởng đến tỷ giá đều phải thông qua yếu tố lãi suất. Điều này không đúng trong thực tiễn nên làm cho mô hình dự báo kém chính xác. Tuy vậy, mô hình này vẫn có ý nghĩa ở chỗ cho phép chúng ta dựa vào lãi suất để kỳ vọng tỷ giá trong tương lai của 2 đồng tiền.

c) Kỳ vọng hợp lý về tỷ giá

Kỳ vọng hợp lý tức là dự báo tối ưu trên cơ sở thông tin đã có được. Ở đây, dựa trên thông tin tỷ giá hiện tại và lãi suất của 2 đồng tiền chúng ta có thể dự báo về tỷ giá để từ đó hình thành nên kỳ vọng về tỷ giá EUR/USD trong tương lai. Kỳ vọng này được xem là kỳ vọng hợp lý về tỷ giá vì nó phản ánh thông tin tốt nhất mà chúng ta có được.

Với những thông tin có được, giả sử chúng ta kỳ vọng rằng trong tương lai EUR sẽ hạ giá so với đồng USD. Với tư cách là một nhà kinh doanh, bạn kỳ vọng như thế. Các nhà kinh doanh khác trên thế giới cũng sẽ có những phân tích, dự báo và kỳ vọng như bạn. Kỳ vọng của các nhà kinh doanh sẽ có tác động đến hành vi của họ. Ở đây, họ kỳ vọng EUR sẽ giảm giá so với USD, do đó, phản ứng của họ là bán EUR để mua USD. Nhiều người kỳ vọng và phản ứng giống nhau khiến cho cung EUR và cầu USD tăng lên. Kết quả là tỷ giá EUR/USD giảm thật.

4) Quyết định mua hay bán ngoại tệ

Đầu giờ giao dịch, bạn nên điểm qua thông tin tỷ giá của ngày hôm trước. Kế đến, lướt qua và thu thập những thông tin và sự kiện mới nhất có ảnh hưởng đến tỷ giá. Sau đó, bạn xử lý phân tích những thông tin này để dự báo tỷ giá và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá của một ngoại tệ nào đó. Nên nhớ rằng kỳ vọng chỉ là dự báo chứ chưa xảy ra nên có thể gặp rủi ro. Trong trường hợp các nhà kinh doanh khác trên thị trường quốc tế, do có được thông tin khác, đưa ra quyết định ngược lại với quyết định của bạn, và nếu doanh số mua bán của họ lớn hơn thì sẽ khiến bạn bị lỗ.

5) Các loại giao dịch

a) Lệnh thị trường (Market orders) : Là loại lệnh mua hoặc bán ở mức giá thị trường.

Nếu giao dịch qua mạng chỉ cần nhấp vào nút lệnh, lệnh này sẽ được thực hiện ngay lập tức. Nếu giao dịch qua điện thoại cách thức sử dụng lệnh cũng tương tự nhưng mất vài giây lệnh mới được thực hiện.

b) Lệnh giới hạn (Limit orders) : Là loại lệnh đặt mua hoặc bán ở một mức giá nào đó

do nhà kinh doanh chỉ ra. Lệnh này nhất thiết phải chứa 2 yếu tố: giá cả và thời hiệu của lệnh. Nhà kinh doanh xác định mức giá mà mình muốn mua hoặc bán một loại ngoại tệ nào đó đồng thời xác định thời hiệu (thời hạn hiệu lực) của lệnh. Thời hiệu của lệnh thường có 2 kiểu: GTC và GFD.

 GTC (Good till cancelled) : Một lệnh có thời hiệu kiều GTC là lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến khi nào nhà kinh doanh (Traders) quyết định hủy lệnh. Các giao dịch viên (Dealers) sẽ không hủy lệnh khi chưa có lệnh của nhà kinh doanh, do đó, trách nhiệm của nhà kinh doanh là phải nhớ rằng lệnh vẫn còn hiệu lực.

 GFD (Good for the day) : Là lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến hết ngày giao dịch. Tuy nhiên, do thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch liên tục nên phải thiết lập mốc thời điểm hết ngày giao dịch.

c) Lệnh dừng (Stop orders): Là loại lệnh đặt mua hoặc bán ở mức giá nào đó và chứa

đựng 2 yếu tố : giá cả và thời hiệu. Nhưng điểm khác biệt của lệnh dừng và lệnh giới hạn là ở chỗ lệnh dừng thường được sử dụng để hạn chế lỗ có thể phát sinh đối với một giao dịch trong khi lệnh giới hạn

được sử dụng để thâm nhập thị trường bằng cách mở ra một trạng thái ngoại tệ nào đó nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận. Yếu tố thời hiệu GTC và GFD trong lệnh dừng cũng giống như lệnh giới hạn.

d) OCO (Order cancels others): Là loại lệnh kết hợp 2 lệnh: Lệnh giới hạn và Lệnh

dừng. Hai lệnh này có mức giá cả và thời hiệu được đặt chận trên và dưới mức giá hiện tại. Khi nào một trong 2 lệnh được thực hiện thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ.

6) Phương tiện giao dịch

Phương tiện thực hiện giao dịch kinh doanh ngoại tệ giữa ngân hàng tiền mặt Việt Nam với thị trường quốc tế hiện nay có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc mạng internet. Về nguyên tắc, cả 2 hình thức giao dịch này như nhau nhưng cách thức đặt lệnh mua hay lệnh bán có khác nhau. Giao dịch qua điện thoại đặt lệnh bằng lời trong khi giao dịch qua internet đặt lệnh bằng cách nhấp chuột vào các ô lệnh có sẵn trên màn hình.

a) Giao dịch qua điện thoại: Khi giao dịch qua điện thoại, điều quan trọng là người giao dịch cần phải có vốn tiếng Anh tối thiểu để có thể nói và nghe được các câu lệnh khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, ngôn ngữ giao dịch có khác với ngôn ngữ bình thường nên người giao dịch cần phải làm quen với các câu thoại thường được sử dụng trong giao dịch.

b) Giao dịch qua internet: Có rất nhiều website cung cấp giao dịch mua bán ngoại tệ qua mạng. Ở đây giới thiệu địa chỉ www.ac-market.com. Bạn có thể vào trang web này và đăng ký một tài khoản giao dịch thử trong vòng 30 ngày. Nên thực hiện giao dịch thử cho quen với cách thức đặt lệnh mua, lệnh bán, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh OCO trước khi mở tài khoản giao dịch thật.

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 51 - 55)