Thanh toán giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 48 - 51)

1) Thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước

Thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước là việc thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng thương mại thông qua tài khoản của các ngân hàng thương mại mở tại Ngân hàng Nhà nước.

a) Trường hợp giao dịch bằng chứng từ giấy

Việc thanh toán có liên quan và do 4 bên cùng thực hiện: Ngân hàng bên trả tiền, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước giữ tài khoản tiền gửi của bên trả tiền, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước giữ tài khoản tiền gửi của bên thụ hưởng và ngân hàng thụ hưởng.

Đối với ngân hàng bên trả tiền

Đối với các khoản thanh toán của bản thân ngân hàng (là đơn vị trả tiền), ngân hàng lập và nộp chứng từ thanh toán và Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản để thực hiện thanh toán theo đúng các quy định như thanh toán giữa các khách hàng của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò trung gian thanh toán giữa các ngân hàng thương mại tương tự như ngân hàng thương mại đóng vai trong trung gian thanh toán giữa các khách hàng.

Đối với các khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng bên trả tiền lập thêm bảng kê các chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và nộp vào Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng. Bảng kê các chứng từ thanh toán được lập riêng theo từng ngân hàng bên thụ hưởng, lập 3 liên trong trường hợp ngân hàng bên trả tiền và ngân hàng bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng đơn vị Ngân hàng Nhà nước và 2 liên trong trường hợp ngân hàng bên thụ hưởng mở tài khoản tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khác.

Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước giữ tài khoản tiền gửi của bên trả tiền

Khi nhận được bảng kê các chứng từ thanh toán kèm chứng từ thanh toán của ngân hàng bên trả tiền nộp vào, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của bảng kê, đối chiếu khớp đúng giữa bảng kê và các chứng từ kèm theo và kiểm tra khả năng thanh toán của ngân hàng bên trả tiền. Nếu bảng kê không hợp lệ hoặc ngân hàng bên trả tiền không đủ khả năng thanh toán thì trả lại ngân hàng bên trả tiền. Nếu bảng kê hợp lệ và ngân hàng bên trả tiền đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh toán ngay và xử lý tùy theo các trường hợp dưới đây:

 Trường hợp ngân hàng bên trả tiền và ngân hàng bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng đơn vị Ngân hàng Nhà nước thì sử dụng 1 liên bảng kê các chứng từ thanh toán làm chứng từ hạch toán ghi Nợ tài khoản tiền gửi ngân hàng bên trả tiền và ghi Có tài khoản tiền gửi ngân hàng bên thụ hưởng. Một liên bảng kê các chứng từ thanh toán là Giấy báo nợ gửi ngân hàng bên trả tiền và 1 liên bảng kê chứng từ thanh toán làm Giấy báo có kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng gửi ngân hàng bên thụ hưởng;

 Trường hợp ngân hàng bên thụ hưởng mở tài khoản tại đơn vị Ngân hàng Nhà nước khác thì Ngân hàng Nhà nước bên trả tiền căn cứ chứng từ của ngân hàng bên trả tiền lập Lệnh chuyển có để chuyển tiền đển Ngân hàng Nhà nước bên thụ hưởng để ghi Có tài khoản Ngân hàng Nhà nước

bên thụ hưởng, hạch toán Nợ tài khoản tiền gửi ngân hàng bên trả tiền, Có tài khoản thích hợp (Chuyển tiền đi năm nay, Liên hàng đi năm nay,…) và gửi Giấy báo nợ cho ngân hàng bên trả tiền.

Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước giữ tài khoản tiền gửi của bên thụ hưởng

Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, sau khi kiểm tra và xử lý chuyển tiền theo quy định, Ngân hàng Nhà nước bên thụ hưởng ghi Nợ tài khoản thích hợp (Chuyển tiền đến năm nay, Liên hàng đến năm nay,…) và ghi Có tài khoản tiền gửi của ngân hàng bên thụ hưởng.

Đối với ngân hàng thụ hưởng

Căn cứ báo có của Ngân hàng Nhà nước gửi đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm soát lại, nếu đúng thì ghi Nợ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, có tài khoản người thụ hưởng và gửi Giấy báo có cho người thụ hưởng.

b) Trường hợp giao dịch bằng chứng từ điện tử

Các ngân hàng nếu thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước phải có đăng ký, thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về việc sử dụng Chứng từ điện tử và chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp để sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo đúng quy định:

 Các lệnh thanh toán (Lệnh chuyển nợ, Lệnh chuyển có,…) và các Bảng kê sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phải được sử dụng đúng mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;

 Chứng từ điện tử phải được lập đúng, chính xác các yếu tố và phải có đầy đủ các chữ ký điện tử của người phê duyệt sử dụng tiền trên tài khoản (Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc người được ủy quyền) và chữ ký điện tử của người kiểm soát (Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán hoặc người được ủy quyền).

Chứng từ điện tử phải được in ra giấy. Trong trường hợp cần thiết khi in ra giấy thì trên chứng từ giấy đó phải thể hiện được tên, ký hiệu riêng của những người đã ký chịu trách nhiệm trên chứng từ điện tử và thực hiện việc trả tiền. Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước (chuyển tiền điện tử) được thực hiện tương tự như trong trường hợp chứng từ bằng giấy.

2) Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố do Ngân hàng Nhà nước làm chủ trì. Việc thanh toán bù trừ này được thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh toán bù trừ trực tiếp giữa 2 hay nhiều ngân hàng trên một địa bàn huyện, thị xã không có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước do các ngân hàng trên địa bàn chọn một đơn vị ngân hàng làm chủ trì và các đơn vị khác là ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì để thực hiện thanh toán bù trừ.

3) Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng

Việc thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng được thực hiện bằng một trong hai cách sau:  Mở tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng khác để giao dịch thanh toán: Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng khác được thực hiện như trường hợp các ngân hàng mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước.

 Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng có quan hệ thanh toán với nhau theo hợp đồng ủy thác: Việc thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng chỉ tiến hành trong phạm vi những khoản

hộ, chi hộ, ngân hàng nơi phát sinh phải gửi các chứng từ thanh toán co ngân hàng có liên quan để hạch toán sổ sách. Kết thúc từng định kỳ thanh toán, các ngân hàng phải đối chiếu số liệu với nhau, quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau số chênh lệch phải thu, phải trả.

Chương 8: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG I. Tổng quan về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

1) Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này một mặt mua và bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, mặt khác nó còn mang lại thu nhập “phi tín dụng”, đa dạng hóa nguồn thu nhập cho ngân hàng thương mại.

Ở ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được thực hiện bởi Phòng kinh doanh ngoại tệ. Thông thường, bộ phận kinh doanh ngoại tệ có thể chia thành 2 bộ phận: bộ phận kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế và bộ phận kinh doanh ngoại tệ với khách hàng nội địa. Nhân viên Phòng kinh doanh ngoại tệ tùy theo mục đích kinh doanh có thể đóng vai trò Nhà kinh doanh (dealer), Nhà môi giới (broker), Nhà đầu cơ (speculator) hay nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur).

Nhà kinh doanh là những người tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường

nhằm kiếm lời từ chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào ngoại tệ. Khác với Nhà môi giới, Nhà kinh doanh có tham gia mua bán nên chấp nhận rủi ro.

Nhà môi giới là những người tham gia trên thị trường với tư cách là trung gian

trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng qua từng chuyến giao dịch. Khác với Nhà kinh doanh, nhà môi giới chỉ là trung gian chứ không tham gia mua bán nên không phải chấp nhận rủi ro.

Nhà đầu cơ là những người tham gia thị trường với hy vọng kiếm lời nếu sự thay

đổi tỷ giá theo đúng dự đoán đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu như tỷ giá biến động trái ngược với dự đoán của họ. Nhà đầu cơ giống Nhà kinh doanh ở chỗ họ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua – bán. Tuy nhiên, Nhà đầu cơ khác Nhà kinh doanh ở chỗ họ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn do thời gian trong quá trình mua – bán thường dài hơn trong trường hợp kinh doanh.

Nhà kinh doanh chênh lệch giá là những người tìm kiếm lợi nhuận từ các cơ hội

kinh doanh thuận lợi với phương châm là mua ở nơi nào, lúc nào rẻ và bán ở nơi nào, lúc nào đắt nhằm kiếm lợi nhuận phi rủi ro trong một thời gian rất ngắn. Các Nhà kinh doanh chênh lệch giá là những người chuyên khai thác sự mất cân bằng tỷ giá giữa các khu vực để ra quyết định mua – bán nhằm kiếm lợi nhuận phi rủi ro.

2) Các loại giao dịch ngoại tệ

Các loại giao dịch kinh doanh ngoại tệ mà các ngân hàng thường thực hiện bao gồm:  Giao dịch giao ngay (Currency spot transactions);

 Giao dịch kỳ hạn (Currency forward transactions);

 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Currency swaps transactions);  Giao dịch giao sau ngoại tệ (Currency future transactions);

 Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (Currency options transactions);  Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

3) Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ nói chung là hoạt động rủi ro, trừ hoạt động môi giới và kinh doanh chênh lệch giá. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ rủi ro tỷ giá. Rủi ro này phát sinh tùy theo trạng thái của ngân hàng về một loại ngoại tệ nào đó. Khi ngân hàng mua vào nhiều hơn bán ra một loại ngoại tệ nào đó, khi ấy ngân hàng ở trạng thái dương ngoại tệ đó. Ngược lại, khi ngân hàng bán ra nhiều hơn mua vào một loại ngoại tệ nào đó, khi ấy ngân hàng ở trạng thái âm ngoại tệ đó. Ở trạng thái dương một ngoại tệ nào đó, mà ngoại tệ đó giảm giá thì ngân hàng sẽ bị lỗ, và ở trạng thái âm một ngoại tệ nào đó, mà ngoại tệ đó tăng giá, ngân hàng cũng sẽ bị lỗ.

Khi trạng thái của một ngoại tệ nào đó chưa được cân bằng, nghĩa là ngân hàng đang ở trạng thái dương hoặc âm một ngoại tệ nào đó, thì ngân hàng phải quyết định hoặc là ở tiếp tục ở trạng thái mất cân bằng đó để đầu cơ với kỳ vọng tìm kiếm lợi nhuận, hoặc là tìm cách cân bằng trạng thái ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá. Để cân bằng trạng thái ngoại tệ trong trường hợp ở trạng thái dương, ngân hàng có thể bán ngoại tệ đó ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc thị trường ngoại hối quốc tế. Ngược lại, để cân bằng trạng thái ngoại tệ trong trường hợp ở trạng thái âm, ngân hàng có thể mua vào ngoại tệ đó trên thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường ngoại hối quốc tế. Khi trạng thái một ngoại tệ nào đó trở về vị thế cân bằng, ngân hàng không còn rủi ro biến động tỷ giá của ngoại tệ đó.

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 48 - 51)