Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 38 - 40)

1) Khái niệm

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Quan hệ bảo lãnh gồm các bên sau đây:

Bên bảo lãnh: Là các tổ chức tín dụng, bao gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng

thương mại cổ phần, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Bên được bảo lãnh là khách hàng, bao gồm:

 Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh các thể;

 Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;  Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự;  Các tổ chức nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết

trong bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.

Cam kết bảo lãnh: Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng hoặc văn bản thỏa

thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

2) Chức năng của bảo lãnh

a) Bảo lãnh là công cụ bảo đảm

Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Bằng việc cam kết chi trả khi bồi thường khi xảy ra sự cố vi phạm hợp đồng, các ngân hàng tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người nhận bảo lãnh. Chính sự tin tưởng này khiến cho hợp đồng được ký kết dễ dàng hơn.

Thông qua bảo lãnh, người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,…Do vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn như tín dụng nhưng bảo lãnh ngân hàng được hưởng thuận lợi về ngân quỹ như trong trường hợp cho vay.

3) Các loại bảo lãnh

a) Bảo lãnh vay vốn: gồm bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn.

b) Bảo lãnh thanh toán: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, trong đó cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

c) Bảo lãnh dự thầu: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu cho khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

d) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

e) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp phạt hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kếtl

f) Bảo lãnh hoàn thanh toán: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.

g) Bảo lãnh đối ứng: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng. Trường hợp khách hàng vi phạm cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ đối ứng cho bên bảo lãnh.

Chương 7: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG I. Tổng quan về hoạt động thanh toán qua ngân hàng

1) Tiện ích của thanh toán qua ngân hàng

Hoạt động kinh tế phát triển khiến cho giao dịch thanh toán giữa các đơn vị với nhau ngày càng nhiều với khối lượng ngày càng lớn và thường xuyên hơn. Để hỗ trợ cho việc thanh toán này được dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn, các ngân hàng đứng ra cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản đơn vị phải trả sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng thông qua trung gian ngânh hàng. Hoạt động thanh toán này vốn ra đời từ rất lâu, nhưng ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ ngân hàng và công nghệ thông tin, hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.

Đứng trên góc độ ngân hàng, hoạt động thanh toán qua ngân hàng có những tiện ích quan trọng

sau:

 Đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, qua đó ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ khác kèm theo như tín dụng, thẻ thanh toán, mua bán ngoại tệ,…;

 Ngân hàng có thể huy động tiền gửi thanh toán của khách hàng như là một bộ phận nguồn vốn huy động được bổ sung thêm cho nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng;

 Ngân hàng có thể theo dõi và kiểm soát được tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Qua đó giúp bộ phận tín dụng theo dõi và thu nợ kịp thời.

Đứng trên góc độ khách hàng, hoạt động thanh toán qua ngân hàng có nhữn tiện ích quan trọng

sau:

 Khách hàng có thể thanh toán tiện lợi, an toàn và tiết kiệm các loại chi phí liên quan đến việc sử dụng tiền mặt;

 Lưu chuyển tiền chờ thanh toán trên tài khoản vừa an toàn, vừa sinh lợi mặc dù với lãi suất thấp;

 Khách hàng có thể tìm hiểu và tiếp cận với các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.

2) Điều kiện thực hiện thanh toán qua ngân hàng

Nếu muốn thực hiện thanh toán qua ngân hàng, trước hết khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng để khách hàng có thể ghi Có vào tài khoản (nếu khách hàng là người thụ hưởng) hoặc ghi Nợ vào tài khoản (nếu khách hàng là người chi trả).

Khách hàng phải am hiểu quy chế thanh toán qua ngân hàng để có thể sử dụng các thể thức thanh toán một cách linh hoạt và hiệu quả.

Nếu muốn chi trả, tài khoản của khách hàng phải có đủ số dư ở thời điểm ngân hàng thực hiện việc thanh toán thay cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w