Năm 1956, Milton Friedman đã phát triển một học thuyết về cầu tiền tệ trong bài báo nổi tiếng nhan đề “Học thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại”. Cũng như những người đi trước, Friedman theo đuổi câu hỏi tại sao người ta giữ tiền. Thay vì phân tích những động cơ đặc biệt khiến người ta giữ tiền như Keynes đã làm, Friedman đơn giản nêu lên rằng cầu tiền tệ bị ảnh hưởng bởi cùng những nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài sản nào và áp dụng học thuyết cầu tài sản vào cầu tiền tệ. Học
thuyết cầu tài sản chỉ ra rằng, cầu tiền tệ là một hàm số của những tài nguyên sẵn sàng dùng cho cá nhân và lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản khác so với lợi nhuận kỳ vọng của tiền tệ. Từ sự phân tích đó, Friedman đã đưa ra phương trình về cầu tiền tệ như sau:
MD/P = f(Yp, rb – rm, re – rm, πe – rm)
+ – – –
Trong đó: MD là cầu tiền tệ thật sự
Yp là biến mà Friedman dùng để đo lường của cải, nó chính là thu nhập trong dài hạn rb : Lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu
rm : Lợi nhuận kỳ vọng của tiền tệ re: Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu πe : Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
Trong mô hình trên, dấu (+) chỉ mối quan hệ cùng chiều trong khi dấu (–) chỉ mối quan hệ trái chiều. Sau đây sẽ giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa các biến:
Bởi vì nhu cầu về một tài sản nào đó quan hệ cùng chiều với của cải cho nên nhu cầu tiền tệ cũng quan hệ cùng chiều với biến mà Friedman sử dụng để đo lường của cải (Yp) hay thu nhập trong dài hạn. Khác với phạm trù thu nhập thông thường, thu nhập dài hạn mà Friedman sử dụng ở đây xem như bất biến hay không phụ thuộc vào tính chất chu kỳ của nền kinh tế;
Theo Friedman, bên cạnh tiền tệ người ta có thể giữ tài sản dưới nhiều hình thức khác nhưng có thể gộp lại thành 3 loại: trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa. Động cơ khiến người ta thích giữ tài sản hơn giữ tiền tệ là ở chỗ lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản này so với lợi nhuận kỳ vọng của việc giữ tiền. Do đó, cầu tiền tệ biến động trái chiều với chênh lệch lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản này so với lợi nhuận kỳ vọng của tiền tệ (rb – rm, re – rm và πe – rm)
Chương 11: LẠM PHÁT