Biện pháp chống lạm phát

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 70 - 73)

Có rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế và chống lại lạm phát, nhưng nhìn chung chúng ta có thể gom lại thành 2 loại biện pháp nhằm triệt tiêu 2 loại nguyên nhân làm phát sinh lạm phát: một loại biện pháp nhằm mục tiêu giảm bớt số cầu và một loại biện pháp nhằm mục tiêu tăng số cung.

Chúng ta biết số cầu thông thường do 2 yếu tố số lượng tiền tệ M và tốc độ lưu thông tiền tệ V quyết định. Vì vậy, để giảm bớt số cầu cần tìm biện pháp làm giảm hoặc triệt tiêu nguyên nhân làm gia tăng 2 yếu tố trên. Những biện pháp này có thể là biện pháp tiền tệ hoặc biện pháp tài chính.

a) Biện pháp tiền tệ

Biện pháp này do NHTW tiến hành thông qua việc quản lý và sử dụng các công cụ và chính sách tiền tệ để tác động trực tiếp nhằm giảm khối lượng tiền tệ M như:

 Thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, hạn chế tín dụng cung cấp cho các định chế tài chính trung gian;

 Huy động tiền gửi từ công chúng bằng cách nâng cao lãi suất tiết kiệm, phát hành trái khoán, công trái,…;

 Đưa dự trữ vàng và ngoại tệ ra bán để thu hút bớt tiền thừa trong lưu thông. b) Biện pháp tài chính

Sử dụng chủ yếu để ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khối tiền tệ M, như:

 Hạn chế chi tiêu ngân sách như giảm chi phí quốc phòng, giảm biên chế công nhân viên Nhà nước, kiểm soát và chống thất thoát trong chi tiêu ngân sách, chống tham nhũng;

 Tăng thu ngân sách bằng cách chống thất thu thuế, vay nợ của dân chúng,… nhằm rút ngắn cách biệt giữa chi và thu dần dần tiến đến cân bằng thu chi ngân sách.

2) Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung

Đây là những biện pháp nhằm làm gia tăng khối lượng hàng hóa, dịch vụ T. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ T do 2 yếu tố: sản xuất trong nước và nhập khẩu quyết định.

a) Nhập khẩu

Đây là biện pháp có tính cấp thời để đưa vào thị trường những mặt hàng đang thiếu và lên giá, nhằm chặn đứng nhanh chóng và hữu hiệu cơn sốt giá cả vì khan hiếm hàng hóa. Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa tiêu dùng, cũng có thể là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng. Biện pháp này có tác dụng hữu hiệu ngay, nhưng cũng để lại các di chứng tai hại như:

 Làm cho dự trữ vàng và ngoại tệ quốc gia bị hao hụt, nếu kéo dài có thể rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ;

 Làm phát sinh nợ nước ngoài chồng chất, là gánh nặng cho sau này;

 Làm cho dân chúng có thói quen ưa chuộng và yêu thích xài hàng ngoại nhập. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất trong nước sau này về mặt cạnh tranh thị trường nhưng cũng có thể kích thích sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

b) Gia tăng sản xuất trong nước

Đây là biện pháp cơ bản nhất trong chiến lược chống lạm phát, nhằm gia tăng một cách vững chắc khối lượng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát giá cả gia tăng hàng ngày, hàng giờ và lãi suất tín dụng thường rất cao nên có những trở ngại nhất định đối với việc gia tăng sản xuất. Bởi vậy, thông thường cần kết hợp vừa nhập khẩu hàng hóa để sớm ổn định giá cả vừa chú ý đến việc gia tăng sản xuất để tạo cơ sở vững chắc cho việc chống lạm phát.

Ngoài các biệp pháp trên đây, tùy tình hình lạm phát và hoàn cảnh của từng quốc gia có thể sử dụng một số biện pháp khác như đóng băng lương, đóng băng giá và phát thẻ tiếp tế.

Tuy biện pháp chống lạm phát có nhiều và mỗi biện pháp đều có mặt tích cực và tiêu cực, nên vấn đề quan trọng để có thể thành công trong công cuộc chống lạm phát là biết kết hợp hài hòa giữa các biện pháp nhằm đạt mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.

Chương 12: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIAI. Những mục tiêu của chính sách tiền tệ I. Những mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách do NHTW thực thi trên cơ sở tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình kinh tế nhằm đạt những mục tiêu nhất định.

Về nội dung, khi bàn đến chính sách tiền tệ có 2 vấn đề cần xem xét: (1) Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách tiền tệ; (2) Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là mục tiêu mà NHTW hoạch định phải đạt được trong suốt quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Thông thường, chính sách tiền tệ có 2 loại mục tiêu chính: mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế.

1) Mục tiêu tiền tệ

Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạt được bao gồm điều hòa khối lượng tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (MV), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn định giá.

a) Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ

Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ là nhằm duy trì mối tương quan giữa trào lượng tiền tệ (MV) với số lượng hàng hóa và dịch vụ (T), hay nói khác đi là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.

b) Mục tiêu kiếm soát tổng số thanh toán bằng tiền

Tổng số thanh toán bằng tiền được đánh giá bởi trào lượng tiền tệ MV, nó do 2 yếu tố khối lượng tiền tệ và tốc độ lưu thông tiền tệ quyết định. Điều này làm cho việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoài yếu tố khối lượng tiền tệ M, tốc độ lưu thông tiền tệ V cũng ảnh hưởng đến vật giá. Bởi vậy, cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, trong một quốc gia nếu như tổng số thanh toán qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thanh toán của các tầng lớp dân cư thì việc kiểm soát này tương đối dễ. Trái lại, nếu việc thanh toán giữa các tầng lớp dân cư bằng tiền mặt, thực hiện chi trả ngoài ngân hàng thì việc kiểm soát tổng thanh toán bằng tiền rất khó. Do vậy, để kiểm soát tổng thanh toán bằng tiền thì vấn đề quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng đủ mạnh để thu hút dân chúng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua đối nội của nó được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trong nước.

Muốn bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục đích ổn định giá nói chung. Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá đều có tác hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăng trầm kinh tế.

d) Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền

Giá trị quốc ngoại của đồng tiền là sức mua đối ngoại của nó được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi.

Thực chất tỷ giá hối đoái chính là giá cả đối ngoại của đồng tiền. Bởi vậy, sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng tới sức mua của đồng tiền, từ đó tác động đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. Do vậy, chính sách tiền tệ cũng cần phải nhắm đến mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái để góp phần vào việc ổn định nền kinh tế nói chung.

2) Mục tiêu kinh tế

a) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.

b) Mục tiêu tăng mức nhân dụng

Thật ra mục tiêu này đi đôi với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Vì khi gia tăng đầu tư sản xuất thì các xí nghiệp thu dụng thêm nhiều nhân công. Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ nhằm vào việc mở rộng và gia tăng khối tiền tệ để vừa làm cho sức tiêu thụ tăng lên, vừa làm cho nhà sản xuất mở rộng đầu tư nhằm thu hút thêm nhân công.

c) Mục tiêu giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế thường chuyển biến qua nhiều giai đoạn mang tính chất chu kỳ, có lúc tăng trưởng, có lúc ngừng trệ và có lúc suy thoái. Những thăng trầm mang tính chất chu kỳ đó có thể giảm bớt về cường độ hoặc rút ngắn về thời gian nhờ vào một chính sách tiền tệ thích hợp. Cụ thể:

 Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn hồi phục;

 Tiết chế khối tiền tệ thế nào để vừa chống lạm phát vừa không xảy ra ngưng trệ;  Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lạm phát chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 70 - 73)