Kinh doanh ngoại tệ với khách hàng nội địa

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 55 - 60)

1) Tổ chức giao dịch

Phòng điều kiện ngoại tệ của ngân hàng thương mại có thể tổ chức thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ với khách hàng của mình. Việc thực hiện mua bán ngoại tệ có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc trực tiếp giao dịch tại phòng kinh doanh ngoại tệ. Khách hàng muốn mua hoặc bán ngoại tệ có thể điện thoại để hỏi tỷ giá và đặt lệnh mua hoặc bán sau đó đến phòng kinh doanh ngoại tệ để xác nhận giao dịch và thực hiện hợp đồng mua bán.

2) Lựa chọn khách hàng tiềm năng

Trong giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng trong nước, ngân hàng thương mại chủ yếu giao dịch với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện mua ngoại tệ tiền mặt với khách hàng cá nhân. Riêng việc bán ngoại tệ tiền mặt thì ngân hàng thương mại thực hiện theo pháp lệnh quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng cá nhân khi nào khách hàng xuất trình giấy phép được mua ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp. Tuy nhiên, giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt thường chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong doanh số mua bán và cách thức giao dịch rất đơn giản.

Khách hàng tiềm năng trong giao dịch mua bán ngoại tệ là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các công ty xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để lấy VND chi tiêu hoặc lấy ngoại tệ khác tùy theo nhu cầu của mình. Ngoài ra các công ty xuất khẩu còn có nhu cầu mua bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn để phục vụ cho việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các công ty nhập khẩu thường có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu đến hạn, mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Trong tương lai, khi thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển và được tự do hóa hơn, sẽ có một bộ phận khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu tích lũy hoặc đầu cơ. Các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu này của khách hàng.

3) Các loại giao dịch

Hiện nay, các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các giao dịch mua bán ngoại tệ như:  Giao dịch giao ngay ngoại tệ (Currency spot transactions);

 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (Currency forward transactions);  Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Currency swaps transactions);  Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (Currency options transactions); a) Giao dịch giao ngay

Ngân hàng thực hiện mua ngoại tệ giao ngay với khách hàng nào có nhu cầu bán ngoại tệ để lấy VND hoặc ngoại tệ khác. Bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ có thể liên hệ với ngân hàng để ngân hàng chào giá mua. Nếu khách hàng đồng ý bán, ngân hàng sẽ mua ngoại tệ của khách hàng. Số ngoại tệ này, sau đó ngân hàng có thể bán lại cho khách hàng khác – những người có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu.

b) Giao dịch kỳ hạn

Ngân hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch giao ngay với khách hàng có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao chưa được thực hiện ngay ở thời điểm giao dịch mà sẽ thực hiện ở thời điểm đáo hạn, tức là chuyển giao sau một thời gian nhất định kể từ ngày thỏa thuận giao dịch. Thời hạn giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng nói chung không quá 180 ngày.

Để thực hiện giao dịch kỳ hạn, khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng để được chào giá kỳ hạn. Ngân hàng căn cứ vào tỷ giá giao ngay và lãi suất của 2 đồng tiền giao dịch để xác định tỷ giá kỳ hạn chào cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý giao dịch, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn.

c) Giao dịch hoán đổi ngoại tệ

Ngân hàng có thể sử dụng giao dịch hoán đổi để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng ở 2 thời điểm hiện tại và tương lai, tức là ở ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Trong giao dịch này, ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu bán (hoặc mua) ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại đồng thời đáp ứng nhu cầu mua (hoặc bán) ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai.

d) Giao dịch quyền chọn ngoại tệ

Quyền chọn là loại hợp đồng cho phép người mua quyền có quyền, nhưng không bắt buộc được mua hoặc bán tài sản ở một mức giá xác định trước trong thời hạn nhất định. Áp dụng vào giao dịch ngoại tệ: “Quyền chọn là một hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng cho phép khách hàng có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nào đó ở tỷ giá xác định trước trong một thời hạn nhất định”.

Như vậy, một hợp đồng giao dịch quyền chọn bao gồm các yếu tố sau đây:  Người bán quyền (writer);

 Loại quyền: chọn mua (call) hay chọn bán (put);

 Kiểu quyền: Mỹ (American) hay kiểu châu Âu (European);  Số lượng ngoại tệ (volume);

 Tỷ giá thực hiện (Exercise rate/price);

 Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (maturity);  Phí mua quyền (premium).

Người bán quyền là người cam kết thực hiện quyền chọn của người mua nếu người mua quyền muốn. Người mua quyền là người có quyền yêu cầu người bán thực hiện quyền chọn của mình nếu thấy quyền chọn có giá trị hoặc không thực hiện nếu thấy quyền chọn không có giá trị. Như vậy, người mua quyền có lợi ích khi yêu cầu người bán thực hiện quyền chọn, trong khi người bán chấp nhận bất lợi khi thực hiện quyền chọn của người mua. Bù lại, người bán được người mua trả 1 khoản phí nhất định, bất luận người mua có thực hiện quyền chọn hay không.

Loại quyền chọn nào cho phép người mua được mua ngoại tệ thì gọi là quyền chọn mua. Ngược lại, loại quyền chọn nào cho phép người mua quyền chọn được bán ngoại tệ gọi là quyền chọn bán.

Quyền chọn kiểu Mỹ là loại quyền chọn cho phép người mua có thể thực hiện quyền chọn bất cứ lúc nào kể từ sau khi mua cho đến khi hết hạn quyền chọn. Quyền chọn kiểu châu Âu là loại quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn.

Số lượng ngoại tệ giao dịch hay trị giá hợp đồng quyền chọn là số lượng ngoại tệ 2 bên thỏa thuận sẽ thực hiện khi người mua quyền thực hiện hợp đồng. Tỷ giá thực hiện là tỷ giá sẽ áp dụng khi người mua quyền thực hiện hợp đồng.

Chi phí mua quyền là chi phí mà người mua phải trả cho người bán ngay khi 2 bên ký hợp đồng quyền chọn.

Khách hàng mua quyền chọn có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu mua quyền chọn nhằm mục tiêu kinh doanh kiếm lời hoặc bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Chương 9: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN I. Sự phát hành tiền tệ của ngân hàng trung ương

1) Việc phát hành tiền tệ trước đây

Trước năm 1930, tiền giấy lưu hành là tiền giấy khả hoán cho nên việc phát hành tiền giấy phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng vàng dự trữ ở ngân hàng. Theo đó, vàng vô ngân hàng với giá trị bao nhiêu thì tiền giấy được phát hành ra bấy nhiêu, và ngược lại, khi người dân đem tiền đổi lấy vàng thì lượng vàng và lượng tiền giấy lưu thông đều giảm.

Cơ chế phát hành này đã tự động điều chỉnh khối lượng tiền giấy lưu hành khiến cho 100% lượng tiền giấy lưu hành có vàng đảm bảo. Tuy nhiên, thực tế là dần dần người dân có thói quen dùng tiền giấy mà không cần phải đổi ra vàng nữa. Điều này cho phép ngân hàng có thể phát hành tiền vượt khối lượng vàng dự trữ. Ông Palmstruck là người đã có sáng kiến vận dụng điều này phát hành tiền ngay cả khi không có vàng nhập vào ngân hàng. Đây là trường hợp phát hành tiền giấy để cho vay, chiết khấu thương phiếu, hay mua trái phiếu trên thị trường tiền tệ. Kết quả của những nghiệp vụ này khiến cho

khối lượng tiền giấy lưu hành lớn hơn nhiều so với lúc trước, tức là đã có một bộ phận tiền giấy “vượt định mức”.

Vào thời đó, ở Anh có 2 trường phái khác nhau tranh luận về vấn đề phát hành tiền:

 Trường phái theo nguyên tắc thông hóa do David Ricardo đề xướng cho rằng việc phát hành tiền giấy phải ràng buộc chặt chẽ với kim loại quý dự trữ, việc tăng giảm tiền giấy lưu hành phải phụ thuộc vào việc nhập hay xuất lượng kim loại quý của ngân hàng.

 Trường phái theo nguyên tắc tín dụng do ông Tooke và ông Fullarton chủ trương cho rằng ngân hàng có quyền tự do phát hành giấy bạc, Nhà nước không cần phải quy định thể lệ phát hành vì tiền giấy phát hành chỉ là một sự ứng trước, nó không lưu hành vĩnh viễn mà sẽ trở về ngân hàng khi người vay trả nợ. Chính nghĩa vụ phải nhận lại tiền giấy và chi trả bằng vàng buộc ngân hàng phải tự kiểm soát trong việc phát hành tiền.

Tuy nhiên, chủ trương phái tín dụng thời đó còn quá mới mẻ nên trường phái thông hóa đã thắng thế.

2) Việc phát hành tiền tệ ngày nay

Ngày xưa việc phát hành tiền bị ràng buộc quá nhiều vào dự trữ vàng ở ngân hàng đã làm cho nền kinh tế nhiều lúc bị thiếu tiền và gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Từ 1930 cho đến nay, các nước lần lượt chuyển sang tiền giấy bất khả hoán, cắt đứt mối liên hệ giữa tiền giấy với vàng. Từ đó, việc phát hành tiền do Ngân hàng Trung ương đảm nhận dựa trên nhu cầu thực tế của nền kinh tế chứ không dựa trên căn bản vàng. Liên quan đến việc phát hành tiền ngày nay, có mấy vấn đề cần lưu ý sau:

a) Căn bản phát hành tiền

Căn bản phát hành tiền ngày nay là nhu cầu làm xuất hiện một khối lượng hàng hóa dịch vụ giữ vững cho sức mua của tiền tệ. Nó bao gồm thương phiếu bảo đảm cho việc cung ứng tiền hay cấp phát tín dụng, vàng, ngoại tệ

b) Công cuộc chuẩn bị phát hành

Nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương là cung ứng đầy đủ khối lượng tiền tệ cho nhu cầu của nền kinh tế. Đáp ứng cho nhu cầu này đòi hỏi ngân hàng Trung ương phải thực hiện một số công việc chuẩn bị phát hành sau đây:

 Tính toán, xác định ngạch số giá trị và cơ cấu tiền lớn, tiền nhỏ cho hợp lý;

 In và đúc sẵn tiền đủ để thay thế toàn bộ số lượng tiền tệ đang lưu hành, trong trường hợp chúng bị rách nát, hư hỏng hay giả mạo;

 Bảo quản tiền dự trữ phát hành một cách nghiêm ngặt và sẵn sàng cung ứng tiền cho phát hành khi cần thiết.

3) Các kênh phát hành tiền

Phát hành tiền theo nghĩa rộng nhất là đưa tiền từ kho dự trữ vào lưu thông để bổ sung lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế. Thông qua nhiều con đường khác nhau, NHTW sẽ thực hiện việc phát hành tiền.

Hệ thống ngân hàng trung gian bao gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nế thiếu vốn thì ngân hàng trung gian sẽ được NHTW tiếp vốn dưới hình thức tái cấp vốn. Về mặt lý thuyết, NHTW sẵn sàng sử dụng vốn phát hành để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian. Trong trường hợp xét thấy việc tái cấp vốn là cần thiết do nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế gia tăng, NHTW sẽ thực hiện tái cấp vốn bằng nguồn vốn phát hành, và đây là kênh cấp phát chủ yếu của NHTW.

Phát hành tiền qua kênh này có ưu điểm là:

 Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng gia tăng để kích thích phát triển kinh tế;

 Vốn phát hành qua kênh này được điều tiết bở 2 công cụ lãi suất và thời hạn. với công cụ lãi suất, NHTW nắm vai trò chủ động, vừa điều tiết khối lượng tiền phát hành, vừa điều tiết nhu cầu vay vốn của hệ thống ngân hàng trung gian. NHTW gia tăng lãi suất tái cấp vốn có nghĩa là NHTW muốn hạn chế tín dụng, ngược lại NHTW cắt giảm lãi suất, có nghĩa là NHTW muốn mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Với công cụ thời hạn tín dụng, thì vốn phát hành luôn được NHTW kiểm soát. Sự vận động của vốn phát hành theo nguyên tắc hoàn trả, trong trường hợp này khiến cho NHTW hoàn toàn nắm quyền kiểm soát.

b) Phát hành tiền qua kênh tín dụng đối với Chính phủ

NHTW có thể sử dụng vốn phát hành để cho Chính phủ vay, nhưng không phải là để bù đắp vào sự thiếu hụt của ngân sách Nhà nước, mà là để ứng vốn cho ngân sách theo từng đợt phát hành trái phiếu chính phủ. Nhờ việc cung ứng vốn này mà Chính phủ có thể thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch hành động về kinh tế - xã hội.

Phát hành tiền qua kênh tín dụng cho Chính phủ không phải là kênh phát hành được khuyên khích, vì có thể gây ra hiệu ứng lạm phát. Tuy nhiên, đứng trên lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, NHTW có thể sử dụng kênh phát hành này khi có yêu cầu.

Cũng có quan điểm cho rằng nếu mở rộng cho vay đối với Chính phủ, thì trước mắt có thể gây ra hiệu ứng lạm phát, nhưng về lâu dài thì vốn phát hành sẽ phát huy hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế.

c) Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái

NHTW tham gia thị trường hối đoái với tư cách là người tổ chức và điều hành thị trường, đồng thời với tư cách thành viên điều tiết thị trường.

Trên thị trường hối đoái, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính,các công ty, các hãng sản xuất kinh doanh lớn tham gia việc mua bán ngoại hối để kiếm lời hoặc để phục vụ nhu cầu kinh doanh, hoặc để phòng chống rủi ro hối đoái. Trong khi đó, NHTW chỉ tham gia mua hoặc bán ngoại hối khi cần thiết để điều tiết thị trường và không vì mục tiêu lợi nhuận.

Khi cung cầu về ngoại hối nói chung bị mất cân đối, thì NHTW sẽ can thiệp vào thị trường:

 Nếu cung vượt cầu với khối lượng lớn, tỷ giá giảm xuống quá thấp, lúc này NHTW sẽ mua ngoại tệ, để lập lại sự cân đối cung cầu và giữ cho tỷ giá ổn định. Trong trường hợp này, NHTW sử dụng vốn phát hành để mua ngoại tệ vào. Kết quả là một khối lượng tiền tệ được phát hành và dự trữ ngoại hối của NHTW sẽ gia tăng;

 Nếu cầu ngoại tệ vượt cung với số lượng lớn và kéo dài, dẫn đến tỷ giá tăng lên quá cao thì NHTW sẽ bán ngoại tệ để thiết lập lại sự cân bằng cung cầu, nhờ đó giữ cho tỷ giá không tăng lên quá cao. Trong trường hợp này, dự trữ ngoại hối của NHTW giảm và một khối lượng tiền cung ứng

d) Phát hành tiền qua kênh thị trường mở

Thị trường mở là thị trường mua bán chứng từ có giá ngắn hạn do NHTW tổ chức và thực hiện với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Thị trường mở vì vậy trở thành một kênh phát hành tiền của NHTW.

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền cung ứng của nền kinh tế.

 Khi nền kinh tế có dấu hiệu gia tăng lạm phát, NHTW sẽ bán trái phiếu với “giá” hấp dẫn khiến các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ mua thay vì dùng vốn cho vay, lúc này khối tiền sẽ giảm xuống;

 Ngược lại, NHTW muốn mở rộng tín dụng gia tăng khối lượng tiền để kích cầu sản

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 55 - 60)