Cơ chế tạo bút tệ của ngân hàng thương mại 1)Quan niệm về khối tiền tệ

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 60 - 64)

1) Quan niệm về khối tiền tệ

Khi nới thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monatery Fund) gọi tắt là IMF quan niệm về khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy và tiền kim loại, tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Còn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này.

Từ 1980 trở đi, nhiều nhà kinh tế học đã bắt đầu xem “chuẩn tiền” là một thành phần của khối tiền tệ. IMF và Ngân hàng thế giới (World Bank) gần như chấp nhận quan điểm này nhưng còn ngần ngại nên phân biệt thành nhiều dạng khối tiền tệ như M1, M2, M3 và L.

M1 là tiền mặt phát hành, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại cộng thêm tiền gửi không kỳ hạn. M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

M3 = M2 + tất cả các loại tiền gửi ở tất cả các định chế tài chính khác.

L = M3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và công cụ khác của thị trường tiền tệ.

Như vậy khi nói đến khối tiền tệ M trong lưu thông không chỉ có tiền giấy và tiền kim loại do NHTW phát hành mà còn kể cả tiền gửi và các công cụ tiền tệ khác, tùy theo quan niệm rộng hay hẹp về khối tiền tệ.

2) Cơ chế tạo ra bút tệ qua nghiệp vụ cho vay và tiền gửi của các Ngân hàng thương mại mại

Trong quá trình hoạt động của mình, nhờ nhận ký thác mà ngân hàng thương mại có nguồn vốn để cho vay. Nhưng khi cho vay, ngân hàng thương mại lại tạo ra tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là bút tệ, một bộ phận quan trọng của khối tiền tệ. Để thấy rõ cơ chế tạo bút tệ của ngân hàng thương mại, chúng ta xem xét ví dụ sau đây:

Ngân hàng A nhận một khoản tiền gửi của ông X là 10 tr. Tình hình của ngân hàng A như sau: NGÂN HÀNG A

Tài sản có Tài sản nợ

- Tiền mặt tại quỹ - Tiền gửi không kỳ hạn của ông X

Sau khi tạo lập quỹ dự trữ, giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, ngân hàng A đem toàn bộ số tiền còn lại cho vay. Sau nghiệp vụ tạo lập dự trữ và co vay, tình hình ngân hàng A như sau:

NGÂN HÀNG A

Tài sản có Tài sản nợ

- Dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước - Cho vay

- Tiền gửi không kỳ hạn của ông X

Giả sử số tiền cho vay trên được khách hàng nào đó vay và trả cho ông Y có tài khoản tiền gửi ở ngân hàng B. Khi đó, tình hình ở ngân hàng B như sau:

NGÂN HÀNG B

Tài sản có Tài sản nợ

- Tiền mặt tại quỹ - Tiền gửi không kỳ hạn của ông Y

Ngân hàng B nhận tiền gửi của ông Y sẽ tiến hành lập dự trữ bắt buộc 20%, số còn lại có thể thực hiện cho vay. Sau khi ngân hàng B trích lập quỹ dự trữ và cho vay, tình hình ngân hàng B như sau:

NGÂN HÀNG B

Tài sản có Tài sản nợ

- Dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước - Cho vay

- Tiền gửi không kỳ hạn của ông X

Giả sử một khách hàng nào đó vay 6.4tr của ngân hàng B để thanh toán cho ông Z có tài khoản tiền gửi ở ngân hàng C. Khi đó, tình hình tài sản ở ngân hàng C như sau:

NGÂN HÀNG C

Tài sản có Tài sản nợ

- Tiền mặt tại quỹ - Tiền gửi không kỳ hạn của ông Y

Ngân hàng C sau khi nhận tiền gửi của ông Z sẽ trích lập quỹ dự trữ bắt buộc 20% và cho vay số tiền còn lại. Sau khi trích lập dự trữ và cho vay, tình hình tài sản ở ngân hàng C như sau:

NGÂN HÀNG B

Tài sản có Tài sản nợ

- Dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước - Cho vay

Quá trình cứ tiếp tục tương tự đối với các ngân hàng D, E, F,… Do phải tạo lập dự trữ bắt buộc nên số tiền gửi và cho vay qua mỗi ngân hàng sẽ giảm dần. Nếu tập hợp toàn bộ số tiền gửi, cho vay và dự trữ được tạo lập bởi các ngân hàng thương mại, thì từ số tiền gửi ban đầu là 1000, chúng ta thấy rằng tiền gửi, cho vay và dự trữ đã gia tăng theo bảng dưới đây:

Ngân hàng Số gia tăng tiền gửi Số gia tăng cho vay Số gia tăng dự trữ

A B C

D 4.096tr 1.024tr

E 4.096tr 0.819tr

Nhìn vào cột gia tăng tiền gửi, chúng ta thấy số gia tăng tiền gửi của các ngân hàng có dạng cấp số nhân với số hạng đầu U1 = 10tr, và bội số nhân q = 0.8. Áp dụng công thức tính tổng các số hạng của cấp số nhân, chúng ta có tổng số gia tăng tiền gửi của các ngân hàng là:

Sn = U1(1 – qn)/(1 – q)

Khi n tiến tới vô cùng thì qn→ 0 vì q < 1, do đó, Sn lần đến giới hạn có giá trị bằng U1/(1 – q), tức là:

Sn = U1(1 – q) = 10tr/(1 – 0.8) = 50tr

Như vậy, với một số gia tăng tiền gửi ban đầu là 10tr, ngân hàng thương mại có thể tạo ra số tiền gửi không kỳ hạn gấp 5 lần nếu dự trữ là 20%. Thật ra, trong ví dụ trên chúng ta ngầm giả định rằng toàn bộ số tiền gửi ngân hàng huy động được, sau khi trích lập dự trữ, đều có thể cho vay được và toàn bộ số tiền khách hàng vay được đều được gửi vào tài khoản ngân hàng. Điều này không thực tế, nhưng nhìn chung, với một số tiền gửi không kỳ hạn nhất định, ngân hàng thương mại có thể tạo ra số tiền gửi không kỳ hạn hay bút tệ gấp bội lần.

Chương10: CÁC HỌC THUYẾT TIỀN TỆ

I. Học thuyết cổ điển:

Trong các học thuyết cổ điển về tiền tệ đáng chú ý nhất là học thuyết trong thương và thuyết số lượng tiền tệ.

1) Học thuyết trọng thương

Tuy có cùng quan điểm xem vàng bạc như là hiện thân của của cải và chủ trương tích lũy nhiều vàng bạc để làm giàu cho đất nước, nhưng học thuyết trọng thương cũng có 3 hình thái: thuyết trọng thương thiên về trọng kim, thuyết trọng thương thiên về kỹ thuật và thuyết trọng thương thiên về ngoại thương.

a) Thuyết trọng thương thiên về trọng kim

Thuyết này xuất phát từ Tây Ban Nha do Ortiz (1558) và Daniande Oliveres (1621) đưa ra. Nội dung chủ yếu là kêu gọi tích trữ nhiều vàng bạc cho Kho bạc quốc gia, cấm xuất khẩu vàng bạc, cắt xén

hàm lượng vàng bạc trong tiền đúc để hạn chế xuất tiền ra nước ngoài, cấm nhập khẩu hàng hóa nước ngoài để đỡ hao hụt dự trữ vàng, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa để thu về nhiều vàng bạc làm tăng dự trữ quốc gia. Nhìn chung những người theo học thuyết này do quá đề cao vai trò của vàng và bạc nên họ chủ trương tích lũy càng nhiều vàng và bạc càng tốt và tìm mọi cách hạn chế thất thoát vàng và bạc nhằm mục tiêu gia tăng dự trữ vàng và bạc quốc gia.

b) Thuyết trọng thương thiên về kỹ thuật

Thuyết này xuất xứ từ Pháp do các tác giả như Jean Bodin, Anteine de Montchrestien, Melon, Dutot và Forbonnais đưa ra. Thuyết này cũng chủ trương dự trữ nhiều vàng để làm giàu cho đất nước nhưng họ đề nghị đẩy mạnh sản xuất vàng bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất ra vàng. Ngoài ra họ còn đề nghị thực hiện chính sách thuế khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu nhưng cấm xuất khẩu hàng hóa quý hiếm, cấm nhập khẩu và đánh thuế nặng đối với hàng chế biến ở nước ngoài nhằm bảo hộ mậu dịch.

c) Thuyết trọng thương thiên về ngoại thương

Học thuyết này xuất xứ từ Anh do các tác giả như Thomas Mun, William Petty và James Stuart đề ra. Những người theo trường phái này cũng chủ trương tích lũy nhiều vàng và bạc để làm giàu cho quốc gia nhưng không phải bằng con đường khai thác hay áp dụng kỹ thuật sản xuất vàng bạc mà bằng con đường ngoại thương. Họ đề cao vai trò của ngoại thương và kêu gọi đẩy mạnh xuất khẩu hơn nhập khẩu để có xuất siêu và thặng dư cán cân thanh toán nhằm thu về nhiều vàng.

2) Học thuyết số lượng tiền tệ

Thuyết số lượng tiền tệ là học thuyết cổ xưa nhất đặt nền tảng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng tiền tệ và mức giá chung của nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, học thuyết này cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ giữa sự thay đổi giá cả và số lượng tiền tệ. Theo nghĩa rộng hơn, học thuyết này cho rằng số lượng tiền tệ có ảnh hưởng đến cả hoạt động nền kinh tế và giá cả.

Gọi: P là giá cả M là số lượng tiền tệ

Q là khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế V là tốc độ vòng quay đồng tiền

Mối quan hệ giữa giá cả và số lượng tiền tệ được diễn tả bởi công thức:

P = f(M) = (V/Q)M = kM (trong đó k là hằng số)

Công thức trên cho thấy P là hàm số của M và vì V và Q là hai yếu tố cố định nên tỷ số V/Q được thay bằng hằng số k.

Học thuyết này ra đời từ rất sớm và trải qua thời gian dài của lịch sử, học thuyết này đã có nhiều thay đổi và bổ sung quan trọng.

Vào giữa thế kỷ 18, Richard Cantillon xem xét kỹ hơn mối liên hệ mang tính chất quá trình giữa sự thay đổi của số lượng tiền tệ và giá cả. Ông cho rằng tiền tệ (tiền vàng) đầu tiên được tạo ra từ ngành khai khoáng và các nhà sản xuất nhận thấy rằng việc tích lũy vàng có thể làm gia tăng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng. Kế đến là nhu cầu gia tăng và cùng với nó là sự gia tăng giá cả lương thực, thực phẩm. Sự gia tăng giá cả lương thực thực phẩm cùng với sự gia tăng giá cả hàng tiêu dùng làm sụt giảm tiền lương thực tế và điều này khuyến khích các công ty thu nhận thêm nhân công. Về sau này, sự gia tăng lao

động, đến lượt nó, đẩy tiền lương tăng lên và tiền lương tiếp tục tăng đến khi nào ngang bằng với sự gia tăng giá cả và tiền tệ.

Không lâu sau đó, David Hume, nhà triết học người Scotland, đã bổ sung và phổ biến những tư tưởng của Cantillon. Theo Hume, có sự phân phối tự nhiên tiền vàng trên phạm vi thế giới và bất cứ khi nào có khuynh hướng phân phối tiền vàng thực tế chênh lệch so với phân phối tự nhiên thì sẽ có một sự điều chỉnh tự động bằng cách tăng giá cả. Chắng hạn, một quốc gia nào đó có nhiều mỏ vàng, tự nhiên có nhiều tiền vàng sẽ có sự gia tăng nhu cầu và theo đó là sự gia tăng giá cả. Tương tự, quốc gia khác ở vào vị thế ngược lại do không có mỏ vàng nên tiền vàng trở nên hiếm hoi hơn, và do đó, giá cả giảm. Do giá cả ở nước xuất khẩu (vàng) sẽ tăng trong khi đó giá cả ở nước nhập khẩu sẽ giảm nên tiền di chuyển từ nước có giá cao sang nước có giá cả thấp. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi có sự cân bằng giữa khối lượng tiền thực tế và khối lượng tiền tự nhiên.

Đến năm 1802, một tác giả người Anh tên là Henry Thornton đã có một đóng góp đáng kể vào thuyết số lượng tiền tệ. Theo Thornton, sự gia tăng số lượng tiền tệ luôn đồng hành với sự gia tăng quỹ cho vay của ngân hàng. Sự gia tăng cung quỹ tín dụng tạo áp lực đẩy lãi suất cho vay giảm xuống. Sự sụt giảm lãi suất cho vay khuyến khích nhiều người đi vay tiền và kết quả là làm gia tăng nhu cầu của nền kinh tế cùng với nó là sự gia tăng giá cả.

Nhìn chung, các nhà kinh tế cổ điển đều thống nhất cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tiền tệ và giá cả nhưng điều này chỉ xảy ra trong dài hạn. Trong ngắn hạn, họ tin rằng một sự gia tăng hay kiềm chế số lượng tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w