Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đam

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 46 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đam

Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Đam Rông

Đam Rông là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào tháng 12 năm 2004, là một trong số 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Hiện nay huyện có 8 xã, là huyện duy nhất trong tỉnh không có địa bàn thị trấn, thành thị. Diện tích tự nhiên là 86.090 ha.

Địa giới hành chính phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía nam giáp huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), phía đông giáp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), phía tây giáp tỉnh Đắc Nông. Địa hình có hướng thấp từ phía nam và tây nam xuống phía bắc và đông bắc, chủ yếu là núi cao đồi thấp và thung lũng.

Dân số hiện nay toàn huyện có hơn 40 ngàn người, 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với 14 thành phần dân tộc, các dân tộc chủ yếu như Kinh 27%, Cil 27%, MNông 24%,... là huyện mới thành lập nhiều biến động cơ học về dân số, chủ yếu là di dân của các dân tộc Mông, Tày, Nùng, Thái,… từ các tỉnh phía Bắc vào. Vì vậy, ngoài bản sắc văn hoá của người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, Đam Rông có nét văn hoá, tập quán và truyền thống rất đa dạng của các cộng đồng dân cư trên các miền của đất nước hội tụ. Yếu tố này đã làm đa dạng từ việc bố trí trường lớp đến việc vận dụng nội dung, chương trình, phương thức giáo dục thích hợp cho các vùng và cộng đồng dân cư trong huyện.

Dân cư của huyện sinh sống chủ yếu dọc theo Quốc lộ 27 nối từ Lâm Đồng sang Đắc Lắc và tỉnh lộ 725. Dân cư hình thành chủ yếu ở 2 khu vực.

Khu vực thứ nhất là dọc theo Quốc Lộ 27, bao gồm 5 xã Phi Liêng, Đạ K`Nàng, Liêng Srônh, Rô Men và xã Đạ Rsal, trong đó Rô Men và Đạ Rsal là khu vực trung tâm đang quy hoạch thành thị trấn. Khu vực thứ hai là dọc theo tỉnh lộ 725, bao gồm 3 xã Đạ Tông, Đạ M’Rông và Đạ Long.

Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp giản đơn. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 61,5%. Trình độ canh tác còn thủ công, lạc hậu, đặc biệt tập tục canh tác du canh du cư vẫn còn phổ biến trong bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn ít, khoảng cách chênh lệch giữa thu, chi ngân sách là rất lớn (Tổng thu ngân sách từ năm 2005 đến năm 2008

là 11. 080 triệu đồng, tổng chi ngân sách là 192.268 triệu đồng, tỷ lệ tổng thu / tổng chi ngân sách chỉ đạt xấp xỉ 7%). Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008: 5.641 triệu đồng, năm 2013 là 42.376 triệu đồng. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2008: 101.366 triệu đồng, năm 2013: 28.001 triệu đồng; GDP bình quân đầu người năm 2008 là 6,7 triệu đồng/năm, năm 2013 đạt 19,8 triệu đồng/năm.

Đến nay, tuy tình hình kinh tế – xã hội huyện đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên sự chuyển biến vẫn chưa đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao (chiếm 14,82%).

Tốc độ phát triển của một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm như nông nghiệp, lâm nghiệp còn thấp, lạc hậu; tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm đa số, ngành thương nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ kém phát triển, manh mún, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.

Hệ thống chính trị và cán bộ từ huyện đến cơ sở được củng cố một bước cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Toàn huyện có 8 xã,

52 thôn, 121 xóm với tổng số 2.500 cán bộ các cấp. Trong đó, cán bộ cấp huyện 726 người, cán bộ khối sự nghiệp 920 người, cấp xã 140 người, cán bộ bán chuyên trách, cán bộ thôn, xóm 714 người.

Đội ngũ cán bộ cấp huyện chủ yếu là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu và yếu, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ cấp thôn, xã. Lao động, việc làm, dạy nghề chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, số đông chưa được đào tạo nghề, trình độ, chất lượng lao động thấp.

Như vậy, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện về cơ bản là ổn định, song do đang trong quá trình chuyển dịch, hoàn thiện cơ cấu KTXH nên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các tầng lớp nhân dân. Dân cư nhiều biến động, số người lao động từ ngoài huyện vào cư trú trong huyện ngày càng đông, cơ cấu lao động phức tạp, chủ yếu là lao động phổ thông tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thu nhập thấp, không ổn định, chiều hướng phát triển trong nhiều lĩnh vực còn mang tính tự phát. Đời sống văn hóa của nhân dân tuy phong phú và có bước phát triển mới nhưng chưa vững chắc, mặt khác trình độ dân trí thấp nên những yếu tố tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường tác động nhiều đến đời sống văn hóa của nhân dân, đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niên làm lệch lạc về đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND huyện Đam Rông đang tập trung lãnh đạo từng bước cải thiện và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân và xem đây là giải pháp thoát nghèo nhanh và bền vững.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Đam Rông

vững chắc cả về qui mô, chất lượng. Mạng lưới trường lớp các cấp học, ngành học được mở rộng và phát triển đến tận thôn, buôn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên và các điều kiện thiết yếu bước đầu đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học. Tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp ngày càng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được tăng cường, mạng lưới trường lớp các cấp học không ngừng phát triển đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của con em nhân dân địa phương. Bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 dưới đây cho thấy quy mô phát triển của giáo dục huyện Đam Rông trong 3 năm qua.

Bảng 2.1. Thống kê số trường học huyện Đam Rông trong 3 năm học từ năm 2010 đến năm 2013

Năm học MN TH THCS Tổng cộng

2010 - 2011 8 15 7 30

2011 - 2012 8 15 7 30

2012 - 2013 8 15 7 30

Bảng 2.2. Thống kê số lớp huyện Đam Rông trong 3 năm học từ năm 2010 năm 2013

Năm học MN TH THCS Tổng cộng

2010 - 2011 73 223 110 406

2011 - 2012 79 234 116 429

Bảng 2.3. Thống kê số học sinh huyện Đam Rông trong 3 năm học từ năm 2010 năm 2013 Năm học MN TH THCS Tổng cộng 2010 - 2011 2058 5520 3200 10778 2011 - 2012 2285 5661 3498 11444 2012 - 2013 2292 5656 3334 11282

Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục huyện Đam Rông trong 3 năm học từ năm 2010 năm 2013

Năm học MN TH THCS Tổng cộng

2010 - 2011 127 355 236 718 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 - 2012 171 409 246 826

2012 - 2013 194 420 256 870

Ngoài hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nêu trên, huyện Đam Rông có 03 trường THPT, 01 trường THCS Dân tộc Nội trú, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 01 Trung tâm dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội. Cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.

Cùng với phát triển quy mô, giáo dục huyện Đam Rông xác định: Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục. Tháng 12 năm 2008, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hiện nay, toàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó 02 trường mầm non, 02 trường tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở.

Chất lượng giáo dục được giữ vững và có bước tiến đáng kể cả về chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các cấp học có chiều hướng tăng. Bảng 2.5, 2.6 dưới đây cho thấy chất lượng giáo dục huyện Đam Rông trong 3 năm qua.

Bảng 2.5. Tổng hợp chất lượng giáo dục học sinh bậc Tiểu học trong 3 năm (2010 – 2013)

Năm học Tổng Môn Toán Môn Tiếng việt

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2010 - 2011 5520 1723 1769 1731 297 1336 2369 1531 284 31.2 32.0 31.4 5.4 24.2 42.9 27.7 5.1 2011 - 2012 5661 1730 1780 2150 315 1398 2485 1540 239 30.6 31.4 38.0 5.6 24.7 43.9 27.2 4.2 2012 - 2013 5656 1646 1656 2035 318 1407 2489 1497 261 29.1 29.3 36.0 5.6 24.9 44.0 26.5 4.6

Bảng 2.6. Tổng hợp chất lượng giáo dục học sinh bậc Trung học cơ sở trong 3 năm (2010 – 2013)

Năm

học Tổng

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2010 - 2011 3200 2027 1002 165 6 195 876 1737 375 17 63.3 31.3 5.2 0.2 6.1 27.4 54.3 11.7 0.5 2011 - 2012 3334 2082 1025 220 7 221 925 1800 373 15 62.4 30.7 6.6 0.2 6.6 27.7 54.0 11.2 0.4

Năm

học Tổng

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2012 -

2013 3447

2319 926 195 7 240 1061 1808 330 8 67.3 26.9 5.7 0.2 7.0 30.8 52.5 9.6 0.2 Ở đây có thể nói thêm, kết thúc năm học 2012 – 2013 tỷ lệ huy động, duy trì sĩ số HS đạt gần 99%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng bậc mầm non thể nhẹ cân giảm 2.4% thể thấp còi giảm 3.2%; Lên lớp thẳng bậc tiểu học tăng 2.4%, bậc THCS tăng 1.8%; tỷ lệ HS giỏi bậc tiểu học tăng 2.3%, bậc THCS tăng 0.4%. Hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt 97.9%, đặc biệt tốt nghiệp THPT năm 2012 đạt 99.1%, năm 2013 đạt 97.3%, tỷ lệ này đã đạt mức mặt bằng chung của toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 46 - 52)