Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý trường tiểu học trong thời kỳ công

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 28 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý trường tiểu học trong thời kỳ công

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý

1.4.1. Vị trí, tầm quan trọng của bậc học tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Luật giáo dục xác định rõ: “Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.

b. Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;..” [33, 34].

“..Giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi..” [33, 34].

Tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, vị trí của trường tiểu học được khẳng định: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống

giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [7].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là cấp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cấp học nền tảng. Mục tiêu của giáo dục tiểu học được quy định rõ tại khoản 2, điều 27 - Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục tiểu học

nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [33, 34].

Nhiệm vụ của trường tiểu học được nhấn mạnh: “… Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường” [7].

Mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng cùng với nhiệm vụ đặt ra cho trường tiểu học khẳng định vai trò, vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, việc cần nhất là từng bước xây dựng, hình thành cho các em thói quen, hành vi đạo đức, những phẩm chất trí tuệ ban đầu làm nền tảng cho việc chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức mới, qua đó hoàn thiện nhân cách con người sống trong thế giới của những ước vọng, hoài bão, sự khao khát vươn lên, của nhu cầu được tự khẳng định mình trong bối cảnh hội nhập, phát triển.

1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của cán bộ quản lý và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Những đặc trưng cơ bản của cán bộ quản lý trường tiểu học

“Cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQL giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục” [33, 34].

Đội ngũ CBQL trường tiểu học bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, ngoài vai trò, trách nhiệm chung như những CBQL giáo dục trong ngành được nêu trên, họ còn được ngành xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ của những cá nhân chịu trách nhiệm trước ngành, trước xã hội về quá trình hình thành hành vi, thói quen, phẩm chất trí tuệ cho những công dân tương lai của đất nước, cụ thể:

“Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường...

...Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường.

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn. c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng. d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

đ) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý . g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở .

h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục.

nhiệm trước Hiệu trưởng...

... Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ..” [7].

Như vậy, CBQL trường tiểu học đã được Đảng, Nhà nước, được ngành và cả xã hội kỳ vọng, tin tưởng, giao phó cho họ những nhiệm vụ cao quý, đó là quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy học, huy động, tập trung mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục mà hướng đích đến là hình thành và xây dựng nền tảng về đức, trí, thể, mỹ cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài của học sinh tiểu học, lứa tuổi được toàn xã hội quan tâm, chăm lo đặc biệt và chỉ có như thế mới hoàn thành được mục tiêu giáo dục tiểu học.

Từ vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã xác định rõ vị trí, vai trò của đội ngũ CBQL trường tiểu học và để khẳng định được vai trò, vị trí của mình, để hoàn thành được mục tiêu của giáo dục tiểu học. Đội ngũ CBQL các trường tiểu học cần phải ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, đòi hỏi họ phải hội đủ các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý... họ phải thường xuyên được quan tâm, được đào tạo, bồi dưỡng trong chiến lược phát triển đội ngũ của ngành, của các cấp quản lý.

- Những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trước những đặc điểm của giáo dục tiểu học và yêu cầu đối với giáo viên, đặt ra cho CBQL trường tiểu học trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường ngoài các yêu cầu chung về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, năng lực quản lý của một nhà quản lý trường học thì với đặc thù riêng của trường tiểu học, cần có đặc điểm riêng và yêu cầu quản lý như sau:

- Phải am hiểu tất cả các lĩnh vực liên quan đến giáo dục tiểu học, biết mọi điều, mọi việc, hiểu biết sâu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và tất cả các môn học thuộc các khối lớp. Tập trung quản lý, chỉ đạo, yêu cầu quyết liệt đội ngũ giáo viên nhất cử, nhất động hướng vào việc xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ nhằm hình thành, đặt cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách, cho suốt quá trình giáo dục phổ thông và sau này của thế hệ trẻ Việt Nam.

- Phải tỉ mỉ, đi sâu, đi sát không chỉ với đội ngũ thầy cô giáo mà phải dành thời gian thích đáng để trò chuyện với học sinh, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của trẻ được vui chơi, học tập, sinh hoạt như thế nào.. làm sao để trẻ coi mỗi CBQL nhà trường như những người bạn lớn thân thiết, tin cậy, người mẹ, người cha mẫu mực của chúng.

- Nâng cao trách nhiệm làm cho đội ngũ hiểu được, nhận thức sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, từ đó có những tác động sư phạm, khoa học đến trẻ một cách tích cực.

- Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, chú ý đến bồi dưỡng toàn diện, bồi dưỡng tất cả các môn học, cả khoa học tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, đối thọai.., bồi dưỡng năng lực làm chủ nhiệm lớp, năng lực quản lý lớp học, xem họ như nhà quản lý, như Hiệu trưởng, đặt họ vào vị trí được tin tưởng, được đề cao, tạo động lực cho họ học tập tự giác, tích cực, hiệu quả hơn và cũng là đặt ra yêu cầu cao và quyết tâm trong công tác bồi dưỡng đội ngũ của CBQL nhà trường.

Đối với sự nghiệp GD-ĐT, việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, đội ngũ CBQL của cấp học nền tảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời đại đang đòi hỏi mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý, khi mà yêu cầu quản lý nhà trường phải ở một trình độ cao cùng với phương pháp tư duy hiện đại. Nội dung phát triển đội

ngũ CBQL trường tiểu học phải gắn với việc phát triển về quy mô, chất lượng và cơ cấu đội ngũ, không thể không quan tâm đến đặc điểm quản lý của CBQL trường tiểu học để ngoài những yêu cầu chung, có những yêu cầu riêng về phẩm chất đạo đức và năng lực .

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)