8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam
Đam Rông
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường tiểu học là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm
bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.
Chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ lâu dài làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trường học; vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục của huyện nhà trong giai đoạn hiện nay và sắp tới nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Tạo sự nhận thức sâu sắc về mục tiêu, nội dung, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo; đảm bảo nguyên tắc và phương châm của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ CBQL, xem công tác quy hoạch CBQL là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, đồng thời thực hiện đúng theo nội dung, phương pháp và quy trình đã quy định. Coi công tác quy hoạch cán bộ là việc làm thường xuyên, liên tục.
Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là chuẩn bị đội ngũ kế thừa, bổ sung vào vị trí CBQL trường tiểu học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thực hiện Hướng dẫn 22-HD/BTHTW, ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương thay thế cho Hướng dẫn số 47-HD/BCHTW, ngày 24/5/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập trung, dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, đảm bảo vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thông chính trị, nhất là thủ trưởng đơn vị; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.
Đối tượng chủ yếu được quy hoạch là những cán bộ, nhà giáo vững vàng về phẩm chất chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe, có trình độ năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt. Trong quy hoạch, cần có sự đảm bảo cân đối về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tỉ lệ nữ đạt từ 15 đến 20% so với tổng số cán bộ được quy hoạch.
Quy hoạch là tạo nguồn cán bộ thời kỳ sau với những yêu cầu mới. Do vậy, trong quy hoạch phải bao gồm cả cán bộ đương chức (có khả năng tái cử hoặc bổ nhiệm lại vào chức vụ hiện giữ) và cán bộ mới được giới thiệu lần đầu. Việc đưa cán bộ đương chức vào nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới cũng là một bước xem xét về phẩm chất, năng lực, uy tín và hiệu quả công tác, có thể có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm, bảo đảm trong nhiệm kỳ tới họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, căn cứ vào kết quả công tác cụ thể của từng CBQL, cần rà soát lại về phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, sự tín nhiệm, tuổi đời, sức khỏe… của từng cán bộ đương nhiệm; phân loại những cán bộ, nhà giáo có triển vọng đảm nhậm nhiệm vụ cao hơn, những cán bộ không đủ điều kiện tiếp tục tham gia cương vị cũ, những cán bộ cần bố trí lại.
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học, ngoài việc xây dựng kế hoạch quy hoạch nhiệm kỳ, Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học cần phải xây dựng kế hoạc quy hoạch bổ sung hàng năm. Công tác quy hoạch cần được thực hiện theo các bước sau:
Rà soát lại đội ngũ, phê chuẩn quy hoạch đội ngũ cán bộ, từ đó xác định tình hình và chất lượng đội ngũ nguồn, bổ sung vào các vị trí CBQL.
Phát hiện, thẩm định và quản lý cán bộ dự nguồn trẻ, có triển vọng, cán bộ xuất thân từ gia đình cách mạng, cán bộ có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu về chất lượng, số lượng, sự phân bổ, cơ cấu, nhất là về trình độ, độ tuổi, cán bộ nữ…
Tiến hành tổ chức nhận xét đánh giá đối với các đồng chí trong diện quy hoạch, nội dung đánh giá tập trung vào năng lực thực tiễn (thể hiện ở kết quả công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao); phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật; tinh thần tự học, sáng tạo và chiều hướng, triển vọng phát triển của đồng chí sẽ giới thiệu vào quy hoạch. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để thảo luận giới thiệu cán bộ quy hoạch (bằng hình thức bỏ phiếu kín).
Tổ chức lấy ý kiến chi ủy, chi bộ, đơn vị, sau khi lấy ý kiến tập thể cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn quy hoạch, tập thể chi ủy, chi bộ, đơn vị tiến hành thảo luận, phân tích và ghi phiếu cán bộ đưa vào quy hoạch của đơn vị.
Trên cơ sở kết quả tham khảo ý kiến giới thiệu quy hoạch của cán bộ chủ chốt tại đơn vị; phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch của chi ủy, chi bộ, tập thể, đơn vị thảo luận và bỏ phiếu quyết định nhân sự sẽ được đưa vào quy hoạch. Các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên tập thể, đơn vị đồng ý thì được đưa vao danh sách quy hoạch chính thức. Mỗi chức danh phải có từ 2 đến 3 cán bộ quy hoạch, mỗi người có thể được quy hoạch vào 2 chức danh.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển CBQL trường Tiểu học là công việc và Phòng GD-ĐT cần tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu cầu đột xuất của công tác cán bộ. Yêu cầu của khảo sát đánh giá phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu lại theo hệ thống, có luân chuyển hoặc bố trí công việc khác đối với những CBQL chậm tiến, có những dấu hiệu tiêu cực, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lệch lạc về đạo đức lối sống,…
Tóm lại, để đảm bảo xây dựng quy hoạch CBQL trường tiểu học một cách lâu dài, cần phối hợp đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ở địa phương để có quy hoạch cán bộ ổn định, kết hợp với đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần vào việc xây dựng Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của huyện Đam Rông.
3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp
Cán bộ quy hoạch chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, QLGD, lý luận chính trị… theo quy định thì phải đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt.
Các cấp quản lý, triển khai và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương và địa phương.
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu học
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nghị quyết TW3 (khóa VIII) đã nêu: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”.
Chất lượng đội ngũ CBQL được hình thành do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn qua con đường giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ CBQL, điều quan trọng là phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL đương nhiệm và cán bộ trong diện quy hoạch. Việc học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện phẩm chất và năng lực là yêu cầu thường xuyên, liên tục của mỗi người. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện GD-
ĐT, CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cần được đào tạo, bồi dưỡng để đảm nhận nhiệm vụ mới chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, CBQL có điều kiện phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém về tư tưởng, về nhận thức, về năng lực quản lý…
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL nghành GD-ĐT huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua còn hạn chế. Để thực hiện tốt biện pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học cho CBQL đương chức và cán bộ trong diện quy hoạch, cần thực hiện tốt các việc sau:
Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, về cơ cấu, số lượng, tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý trong nhà trường của đội ngũ CBQL và giáo viên trong diện quy hoạch trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng hàng năm. Trong quá trình điều tra, đánh giá phải đảm bảo đúng theo tiêu chí, đánh giá một cách chính xác, khách quan và lưu trữ kết quả đánh giá hệ thống, khoa học. Việc khảo sát, đánh giá và dự báo về CBQL đương chức và kế cận là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
Dự báo chính xác quy mô phát triển trường lớp theo từng năm, từng giai đoạn để cân nhắc số lượng, cơ cấu cho đội ngũ CBQL trường tiểu học trong những năm tiếp theo. Phòng GD-ĐT phải tiến hành xây dựng kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL đương chức và đội ngũ CBQL kế cận. Để kế hoạch mang tính định hướng, khả thi, có cơ sở khoa học, cần phải được xây dựng từ đơn vị trường học và dựa trên cơ sở cân đối về kinh phí, con người, phương tiện, thiết bị… dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Điều quan trọng nhất là phải cân đối chỉ tiêu kế hoạch cử đi đào tạo, bồi
dưỡng hàng năm, đảm bảo đến 2020 có 100% CBQL đương chức và bổ nhiệm mới đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, lý luận chính trị…
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay để xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL đương chức và cán bộ quy hoạch, cụ thể sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý: Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước… Nội dung bồi dưỡng cần kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa lý luận và thực tiễn và các tình huống xử lý khác để CBQL tích lũy kiến thức, đúc kết kinh nghiệm vận dụng vào thực tế công tác tại đơn vị.
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý: Để người CBQL thực hiện tốt các chức năng quản lý cần bồi dưỡng họ các kỹ năng sau:
Kỹ năng quản lý cần thiết cần chú trọng bồi dưỡng đầu tiên đó là: Kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức công việc; kỹ năng phân công chuyên môn, lập thời biểu; kỹ năng về quản lý tài chính; kỹ năng về quản lý dạy học và giáo dục; kỹ năng quản lý học sinh.
Kỹ năng nhân sự là rất cần thiết với CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng, đó là tổng hợp nhiều kỹ năng riêng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát biểu, kỹ năng điều khiển cuộc họp, kỹ năng khích lệ và thuyết phục, kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin…
Kỹ năng nhận thức, đó là khả năng tư duy về công việc, khả năng định hướng công việc, nắm bắt mối liên quan giữa các công việc, gồm: Nhận thức về mục tiêu đào tạo; nhận thức về đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông; nhận thức về xã hội hóa giáo dục; nhận thức về dân chủ hóa trường học…
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị: Bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBQL và đội ngũ kế cận, theo chương trình trung cấp, cao cấp do trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng tổ chức, nhằm giúp đội ngũ CBQL thấm nhuần Chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội.
Bồi dưỡng kiến thức tin học và ngoại ngữ: Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, đòi hỏi người CBQL phải có trình độ tin học nhất định để nắm bắt, cập nhật kịp thời những thông tin mới, quản lý thông qua các phần mềm ứng dụng như: EMIS, PMIS, Văn phòng điện tử,… Do đó, đòi hỏi CBQL phải có trình độ thấp nhất chứng chỉ A tin học trở lên. Ngoài ra, xu thế hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục thì người CBQL cần có kiến thức nhất định về ngoại ngữ để qua giao tiếp chúng ta đúc kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trên thế giới. Để đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, phòng GD-ĐT cần phải liên kết với các trung tâm đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh mở lớp cho CBQL tham gia học tập.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: Kiến thức chuyên môn là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của con người CBQL. Biện pháp tốt nhất là cử CBQL và cán bộ quy hoạch học các lớp nâng cao trình độ như: Đại học, thạc sĩ… Ngoài ra, ngành cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng hàng năm theo các chuyên đề, hội thảo khảo khoa học, tham quan mô hình tiên tiến… để đội ngũ CBQL và cán bộ quy hoạch có điều kiện cập nhật kiến thức theo xu hướng phát triển chung của ngành được kịp thời.
Tóm lại, để ngành Giáo dục và Đào tạo phát triển, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đòi hỏi CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực để
đảm trách nhiệm vụ mới đặt ra cho ngành. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nhiệm vụ không thể thiếu được.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương III (khóa VIII) đã nêu “Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ”. Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cần phải phối hợp nhiều hình thức, cụ thể như:
Đào tạo chính quy tập trung, bán tập trung; đào tạo tại chức; đào tạo từ xa… Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các hình thức khác: Cử CBQL đi học theo kế hoạch, chỉ tiêu; mở lớp bồi dưỡng các chuyên đề về quản lý; tổ chức tham quan thực tế; tổ chức hội thảo khoa học về công tác quản lý… Tạo điều kiện CBQL nghiên cứu trao đổi, học tập, tổ chức sinh