Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc mang tính toàn diện

Khi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện Đam Rông, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tổ chức khảo nghiệm, đánh giá đúng thực trạng tình hình giáo dục và đội ngũ CBQL trường tiểu học. Chú ý mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học phù hợp với thực tiễn, tránh phiến diện, chủ quan.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu

Phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục của bậc học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra là “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục tiểu học”… Để đảm bảo mục tiêu giáo dục, khi đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, cần phải chú ý đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Tăng cường thanh, kiểm tra và

có chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý… Có như thế mới tạo ra động lực CBQL phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đề ra.

3.1.3. Nguyên tắc mang tính lịch sử cụ thể

Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, yêu phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của tỉnh, của huyện cũng như trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Cần quan tâm đến sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến giáo dục – đào tạo. Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm quá tải hoặc quá hữu khi đưa ra các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc mang tính đồng bộ, hệ thống, kế thừa, hiệu quả, cần thiết và khả thi

Đồng bộ: Từ việc triển khai, thực hiện của các đơn vị trường học, công

tác phối hợp hiệu quả giữa Phòng GD-ĐT và chính quyền các xã, tổ chức, ban ngành đoàn thể địa phương, đó là việc triển khai cùng lúc, toàn diện các lĩnh vực liên quan đến giáo dục. Các biện pháp khi được triển khai cùng lúc không gây trở ngại nhau mà tác động tích cực, tăng tính khả thi của từng biện pháp.

Hệ thống: Trước hết, là bảo đảm tính khoa học, lô gic, kết nối giữa các

biện pháp; không mâu thuẫn với các văn bản, các quy định hiện hành; bảo đảm tính kế thừa, cấp thiết trước mắt và phát triển ổn định, bền vững, lâu dài; dựa trên cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn; là sự nhịp nhàng, quy trình hợp lý của từng giai đoạn triển khai thực hiện các biện pháp.

Kế thừa: Biện pháp đề xuất phải dựa trên kinh nghiệm, những việc đã

làm, đã triển khai từ trước của Ủy ban nhân dân huyện về công tác phát triển đội ngũ, nội dung nào làm chưa tốt, chưa hoàn thiện, chưa theo đúng quy trình phải được điều chỉnh, nội dung nào thiếu, cần được bổ sung. Về con người phải

là sự kế thừa kinh nghiệm của CBQL lâu năm, đi trước với đội ngũ trẻ, kế cận, là truyền thống văn hóa của tổ chức cần được trân trọng, gìn giữ.

Hiệu quả: Tính đến thời gian, nguồn lực thực hiện biện pháp ở mức thấp nhất nhưng cho kết quả tốt nhất, hiệu quả ở đây không chỉ đạt được sự phát triển nhanh chóng đội ngũ CBQL đáp ứng cao yêu cầu đổi mới công tác quản lý mà còn là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp quản lý và đội ngũ, sự trưởng thành về mọi mặt của nhà trường.

Cần thiết: Những biện pháp khi được triển khai thực hiện phải thực sự

tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, làm chuyển biến mạnh mẽ tất cả các nội dung về phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ CBQL trường học và làm chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường.

Khả thi: Liên quan đến điều kiện thực hiện có kết quả biện pháp từ

nhiều phía, đó là quan điểm chỉ đạo, đường lối, sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp trên, phối hợp các bên liên đới; ý thức, trách nhiệm, tư tưởng, tình cảm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý chí phấn đấu của đội ngũ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện của những người trực tiếp xây dựng, triển khai; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật, môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 79 - 81)