Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Đam Rông,

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 52 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Đam Rông,

Rông, tỉnh Lâm Đồng

2.3.1. Về số lượng, cơ cấu

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23/08/2006 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập để đối chiếu với số lượng CBQL thực tế tại mỗi trường thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.7. Số lượng CBQL các trường tiểu học huyện Đam Rông năm học 2013 - 2014

Stt Trường Tiểu học trường Hạng

CBQL TS PHT Số thiếu 1 Lương Thế Vinh I 3 2 0 2 Chu Văn An I 2 1 1 3 Đạ Tông I 3 1 1

Stt Trường Tiểu học trường Hạng CBQL TS PHT Số thiếu 4 Rô Men I 3 2 0 5 Đạ K’Nàng I 3 2 0 6 Đạ R’Sal I 3 1 1 7 Lăng Tô II 1 0 1 8 Phi Liêng II 2 1 0 9 Liêng S’Rônh II 2 1 0 10 Bằng Lăng II 2 1 0 11 Đạ M Rông II 2 1 0 12 Dơng Jơ Ri II 2 1 o 13 Đan Nhinh II 2 1 0 14 Đa Kao II 2 1 0 15 Đạ Long II 2 1 0 Tổng cộng 33 17 4

Bảng thống kê (2.7) cho thấy hệ thống trường tiểu học của huyện Đam Rông tương đối đầy đủ, đồng đều, tỷ lệ 15 trường / 8 xã, quy mô gồm 6 trường hạng I chiếm 40%, 9 trường hạng II chiếm 60%, không có trường hạng III. Về số lượng CBQL 33/15, bình quân 2,2 CBQL/ trường. Theo quy định và so với mặt bằng chung của tỉnh về cơ bản số lượng CBQL trường tiểu học của huyện tương đối đủ cho hoạt động quản lý nhà trường.

Tuy nhiên, với điều kiện của một huyện miền núi vùng sâu, mật độ dân cư thưa các trường phải mở nhiều điểm trường rất khó khăn cho công tác quản lý. Theo định biên dù có đủ thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai các hoạt động giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Với các trường hạng I, chỉ có HT, 1 Phó HT, trường hạng II, không có Phó HT, dù HT nhà trường có tài giỏi, có quán xuyến tới đâu cũng không thể làm tốt, làm hết

mọi phần việc quản lý nhà trường được. Do vậy, trước hết, phải đảm bảo đủ định biên, đồng thời, phải có cơ chế đặc thù cho các trường có từ 2 điểm trường lẻ trở lên.

2.3.2. Về phẩm chất, đạo đức chính trị

Để đánh giá thực trạng về phẩm chất, đạo đức, chính trị của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 03 lãnh đạo, 02 chuyên viên phòng GD-ĐT; 33 người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 15 trường tiểu học, 75 giáo viên là tổ khối trưởng 15 trường tiểu học; 87 giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá đội ngũ CBQL được thống kê theo bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đang, của Nhà nước và của Ngành

193 96.5 7 3.5 0.0 0.0

2

Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; các Quy chế, Quy định của Ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 3

Yêu nghề, tận tuỵ với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

197 98.5 3 1.5 0.0 0.0

4

Thái độ lao động đúng mực; cải tiến công tác quản lý các hoạt động giảng dạy và giáo dục

163 81.5 37 18.5 0.0 0.0

5

Đoàn kết, gần gũi với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

198 99.0 2 1.0 0.0 0.0

6

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị

172 86.0 25 12.5 3 1.5 0.0

7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khiên tốn, luôn lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân

165 82.5 30 15.0 5 2.5 0.0

8

Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ

171 85.5 29 14.5 0.0 0.0

9

Có ý thức phê bình và từ phê bình, luôn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực

150 75.0 47 23.5 3 1.5 0.0

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 04 nhóm đối tượng có sự thống nhất rất cao. Hầu hết CBQL trường tiểu học đều chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành, tham gia học tập, nghiên cứu đầy đủ nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy chế, quy định của ngành; yêu nghề, tận tuỵ với nghề, có thái độ lao động đúng mực, sẵn sàng khắc phục khó khăn, cải tiến công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ,...

Tuy nhiên, ở tiêu chí 9 đánh giá mức độ tốt 75%, khá 23.5%. Tiêu chí 2, 6, 7 và 9 còn được đánh giá ở mức đạt yêu cầu từ 1.5 đến 2.5%. Trung bình cả 9 tiêu chí đánh giá cho thấy CBQL trường tiểu học có phẩm chất, đạo đức, chính trị đạt mức độ tốt 89%, mức độ khá 11%, mức độ đạt yêu cầu 0.9% và không có mức độ không đạt yêu cầu.

2.3.3. Về trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý

2.3.3.1. Về trình độ

Bảng 2.9: Phân loại trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông năm học 2013 - 2014

TS Trình độ chuyên môn THSP Cao đẳng Đại học CĐTH CĐSP ĐHTH ĐH khác Thạc sĩ QLGD SL % SL % SL % SL % SL % SL % 33 1 3 8 24,2 0 23 69,6 0 1 3

Theo bảng thống kê 2.3 có 32 CBQL có trình độ từ cao đẳng tiểu học trở lên, chiếm tỷ lệ 96,9% (trong đó trình độ đại học tiểu học là 23 – 69,6%, thạc sĩ 1 – 3%) là một tỷ lệ cao, đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ trên chuẩn của đội ngũ CBQL.

Bảng 2.10. Phân loại trình độ lí luận chính trị của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông năm học 2013 - 2014

TS CBQ

L

Đảng viên Trình độ lí luận chính trị

Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

SL % SL % SL % SL % SL %

33 32 96,9 0 0 7 21,2 0

Có 32/33 (96,9%) CBQL là đảng viên, về trình độ lý luận chính trị, chỉ có 7/33 (21,2%) CBQL đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp là một tỉ lệ quá thấp, còn tới 26/33 (78,7%) CBQL chưa đáp ứng tiêu chuẩn chính trị của CBQL trường học ảnh hưởng lớn đến tầm nhận thức, bản lĩnh chính trị của CBQL. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, thứ nhất huyện chưa thật sự quan tâm đến trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBQL, thứ hai theo phân cấp, chi bộ các trường học trực thuộc Đảng ủy các xã, việc cử cán bộ đảng viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ lý luận chính trị do Đảng ủy xã giới thiệu, Huyện ủy ra quyết định cử đi học, đây cũng là một hạn chế lớn của huyện trong công tác chỉ đạo đối với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBQL các trường học trực thuộc.

Bảng 2.11. Phân loại trình độ quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông năm học 2013 – 2014

TS Chưa qua BD

QLGD Thạc sĩ QLGD

Bồi dưỡng QLGD tại trường BD CBQL GD TW2 (tại chức) BD CBQL GD TW2 33 17 51,5 1 3 13 39,3 2 6

Chỉ có 16/33 (48,4%) CBQL đã qua lớp bồi dưỡng QLGD, một tỷ lệ quá thấp mà chủ yếu là học tại chức (13/16 - 81,2%). Còn 17/33 - 51,5% số CBQL chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà trường cần phải được trang bị kiến thức QLGD trong thời gian ngắn nhất, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) và hạn chế tối đa sức ỳ trong quản lý theo chủ nghĩa kinh nghiệm, có thể gây cản trở quá trình đổi mới.

Những kết quả thống kê trên đặt ra cho Phòng GD-ĐT, UBND huyện cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật các nội dung, chuyên đề mới về QLGD cho số CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ đã quá lâu và cử số CBQL chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà trường đi học, cử CBQL trong dự nguồn hay số CBQL còn trẻ tham gia các lớp đào tạo cử nhân QLGD tập trung ở các trường đại học sư phạm.

2.3.3.2. Về năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá thực trạng về năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 200 người, trong đó 03 lãnh đạo, 02 chuyên viên phòng GD-ĐT; 33 người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 15 trường tiểu học, 75 giáo viên là tổ khối trưởng 15 trường tiểu học; 87 giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

a. Về năng lực lập kế hoạch

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá thực trạng về năng lực lập kế hoạch của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực kế hoạch hoá của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Nắm vững thực trạng của trường khi xây dựng kế hoạch 185 92.5 15 7.5 0.0 0.0 2 Nắm vững nhiệm vụ năm học và văn bản chỉ đạo của cấp trên 195 97.5 5 2.5 0.0 0.0 3

Biết vạch nội dung công việc của trường đưa vào

kế hoạch 183 91.5 17 8.5 0.0 0.0

4

Biết xác định hệ thống mục tiêu phù hợp với đơn vị

161 80.5 39 19.5 0.0 0.0

5

Biết xây dựng hệ thống biện pháp tối ưu để thực hiện mục tiêu

125 62.5 75 37.5 0.0 0.0

6 Thực hiện dân chủ hoá khi

xây dựng kế hoạch 160 80.0 40 20.0 0.0 0.0

7

Cụ thể hoá kế hoạch thành chương trình hoạt động của trường theo từng mốc thời gian

180 90.0 20 10.0 0.0 0.0

8 Tạo được sự thống nhất về

kế hoạch 170 85.0 30 15.0 0.0 0.0

Theo kết quả đánh giá của phòng GD-ĐT, CBQL trường tiểu học thực hiện tốt việc xây dựng, triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển của đơn vị như kế hoạch 5 năm, kế hoạch tháng, kế hoạch học kỳ và kế hoạch năm học. Qua khảo sát ý kiến đánh giá của 04 nhóm đối tượng trên có sự thống nhất cao. Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về năng lực tổ chức phối hợp là 8 tiêu chí. Tỷ lệ tiêu chí được đánh giá mức độ tốt 85%, mức độ khá 15%, không có mức độ đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.

Số liệu thống kê trong bảng cho thấy năng lực kế hoạch hoá của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông đạt ở mức độ tốt cao. Tuy nhiên, tiêu chí 5 tỷ lệ đạt mức độ tốt mới đạt 62.5%, mức độ khá 37.5% và tiêu chí 6 mức độ tốt 80%, mức độ khá 20%. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL trường tiểu học chưa thật sự tìm ra giải pháp hữu hiệu để thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, hiệu quả.

b. Về năng lực tổ chức

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá thực trạng về năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông.

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực tổ chức của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Xây dựng cơ cấu tổ chức

hợp lý 193 96.5 7 3.5 0.0 0.0

2

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 3

Xây dựng và phát triển đội ngũ ngang tầm với nhiệm vụ

185 92.5 12 6.0 3 1.5 0.0

4

Sắp xếp, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên hợp lý

175 87.5 22 11.0 3 1.5 0.0

5

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên làm việc và phát huy khả năng làm việc của họ

179 89.5 18 9.0 3 1.5 0.0

6 Giải quyết tốt các mối

quan hệ trong tập thể 162 81.0 32 16.0 6 3.0 0.0 7 Xác lập cơ chế phối hợp trong đơn vị chặt chẽ 176 88.0 18 9.0 6 3.0 0.0 8 Biết tổ chức, điều hành công việc một cách hợp lý 170 85.0 25 12.5 5 2.5 0.0 Trung bình 178 89 18 9.2 3.3 1.6 0 0

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 04 nhóm đối tượng có sự thống nhất. Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về năng lực tổ chức phối hợp là 8 tiêu chí. Tỷ lệ tiêu chí được đánh giá mức độ tốt là 89%, mức độ khá là 9.2%, mức độ đạt yêu cầu là 1.6%, không có mức độ không đạt yêu cầu.

Số liệu thống kê trên đây cho thấy năng lực tổ chức của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông đạt ở mức độ tốt khá cao. Tỷ lệ CBQL được đánh giá mức độ khá và mức độ đạt yêu cầu vẫn cao.

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng về năng lực chỉ đạo của đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông.

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực chỉ đạo của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông

Stt Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1

Chỉ huy, điều hành mọi việc đúng luật, có kỷ cương nề nếp

185 92.5 15 7.5 0.0 0.0

2 Biết hướng dẫn giáo viên

thực hiện tốt nhiệm vụ 187 93.5 5 2.5 8 4.0 0.0 3 Giám sát, điều chỉnh, can

thiệp kịp thời 178 89.0 10 5.0 12 6.0 0.0

4

Có quyết định đúng đắn khi giải quyết các tình huống quản lý

172 86.0 23 11.5 5 2.5 0.0

5

Biết huy động và phối hợp các lực lượng thực hiện

mục tiêu 167 83.5 25 12.5 8 4.0 0.0 6 Phát huy tính tích cực,

sáng tạo của giáo viên 178 89.0 10 5.0 12 6.0 0.0

7

Biết động viên, khuyến khích cấp dưới bằng cả vật chất và tinh thần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

155 77.5 35 17.5 7 3.5 3 1.5

8

Thường xuyên sáng kiến, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo

135 67.5 53 26.5 12 6.0 0.0

Theo đánh giá của Phòng GD-ĐT, trong 5 năm qua, đội ngũ CBQL của ngành giáo dục huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 04 nhóm đối tượng trên, số liệu thống kê từ phiếu trưng cầu ý kiến như sau: Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu là 8 tiêu chí. Tỷ lệ tiêu chí được đánh giá mức độ tốt là 85%, mức độ khá là 11%, mức độ đạt yêu cầu là 4% và mức độ không đạt yêu cầu là 0.2%.

Số liệu thống kê cho thấy năng lực chỉ đạo của CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông đạt ở mức độ tốt chưa thật sự cao. Tỷ lệ CBQL được đánh giá mức độ khá, mức độ đạt yêu cầu còn khá cao và mức độ chưa đạt yêu cầu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ CBQL huyện Đam Rông (Trang 52 - 67)