8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
Để đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi tiến hành khảo sát 40 người là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT, các chuyên gia về QLGD, cán bộ quản lý các đơn vị trường tiểu học trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra theo từng nội dung như sau:
2.4.1. Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.17. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không ST Tỷ lệ ST
Tỷ
lệ ST
Tỷ lệ
1 Xác định mục tiêu phát triển đội
ngũ CBQL hiện nay 35 87.5 5 12.5 0.0 2 Xây dựng kế hoạch phát triển đội
ngũ CBQL ở các trường tiểu học 30 75.0 10 25.0 0.0
3
Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch CBQL ở các trường tiểu học
0.0 27 67.5 13 32.5
4 Dự kiến các nguồn lực thực hiện
quy hoạch 0.0 24 60.0 16 40.0
5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện
quy hoạch 0.0 27 67.5 13 32.5
6
Quy hoạch đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ, giáo viên
0.0 22 55.0 18 45.0
Theo số liệu cho thấy thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đam Rông còn rất nhiều nội dung cần quan tâm, cụ thể ở tiêu chí 1 và 2 rất khả thi cao, riêng các tiêu chí 3, 4, 5 chỉ mang tính khả thi ở mức độ trung bình. Do vậy, qua khảo sát tính khả thi của công tác này được đánh giá chưa thật cao.
Như vậy, về cơ bản, ngành GD-ĐT Đam Rông có xây dựng được quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học nhưng chưa mang tính khả thi cao, chủ yếu còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa mang tầm chiến lược, đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hụt hẫng, biến động CBQL
trường tiểu học trong thời gian qua và là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
2.4.2. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý các trường tiểu học
Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau.
Bảng 2.18. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đam Rông
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ 1
Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ
CBQL ở các trường tiểu học 9 22.5 18 45.0 13 32.5
2
Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học theo đúng quy định
32 80.0 8 20.0 0.0
3
Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi miễn đã được Nhà nước, ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh địa phương
30 75.0 10 25.0 0.0
4
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn thực hiện sự động viên, khích lệ được đội ngũ CBQL
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ 5
Luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học hợp lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL
8 20.0 25 62.5 7 17.5
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường tiểu học được các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình, thủ tục, có sự phối kết hợp giữa quản lý ngành, quản lý theo địa bàn và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.
Hiện nay, Ngành Giáo dục huyện đang tham mưu ban hành Quy định Tiêu chuẩn chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở của Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND, ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong những năm qua, công tác bổ nhiệm mới đã thực hiện khá tốt, song công tác bổ nhiệm lại chủ yếu là duy trì CBQL đương nhiệm mà ít xem xét quy định và tiêu chuẩn mới. Việc luân chuyển CBQL đã thực hiện, song chưa triệt để, một số CBQL đã qua 2 nhiệm kỳ song chưa luân chuyển sang đơn vị mới. Việc miễn nhiệm đa phần áp dụng cho các đối tượng cận tuổi nghỉ hưu hoặc bị kỷ luật.
Theo bảng số liệu 2.18 cho thấy thực trạng công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông cần phải quan tâm thực hiện tốt hơn nữa. Cụ thể ở tiêu chí 2, 3 rất khả thi, riêng các tiêu chí 1, 4, 5 chỉ mang tính khả thi ở mức độ khá. Vậy qua khảo sát, công tác này được đánh giá khá khả thi.
2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu học
Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau.
Bảng 2.19. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đam Rông
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ
1 Xác định mục tiêu đào tạo, bồi
dưỡng CBQL trường tiểu học 19 47.5 17 42.5 4 10.0 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng bằng nhiều hình thức 14 35.0 21 52.5 5 12.5
3
Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý 18 45.0 22 55.0 0.0
4 Cử CBQL đi học đại học, cao học,… 7 17.5 18 45.0 15 37.5
5
Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc
đào tạo 5 12.5 17 42.5 18 45.0
6
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý
8 20.0 13 32.5 19 47.5 Theo bảng số liệu cho thấy tính khả thi rất thấp, trong đó có 3/6 tiêu chí ở mức độ khả thi thấp là tiêu chí 4, 5 và 6.
Hàng năm, thực hiện theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, công tác bồi dưỡng CBQL trường tiểu học được tiến hành đầy đủ, nghiêm túc. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự gắn với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CBQL, chưa mang tính chiến lược lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ
từng năm theo yêu cầu của cấp trên. Hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong hè hoặc tập trung từng đợt ngắn hạn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với yêu cầu chuẩn hiệu trưởng hiện hành.
Như vậy, việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học huyện Đam Rông hiệu quả chưa thật sự cao. Mặt khác, việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ có chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL kế thừa ở một số đơn vị.
2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường tiểu học
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL trường tiểu học được Phòng GD-ĐT thực hiện thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm, Phòng GD- ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học và triển khai kịp thời xuống từng đơn vị. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học, thanh tra dạy thêm, học thêm và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Qua kết quả trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL các trường tiểu học với 5 tiêu chí cho thấy công tác này ở huyện đã được thực hiện tương đối tốt, có 4/5 tiêu chí rất khả thi và khả thi cao. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá CBQL các trường tiểu học vẫn còn một số hạn chế nhất định: nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra chưa thật sự phong phú. Sau thanh tra, kiểm tra một số CBQL chưa điều chỉnh kịp thời những hạn chế thiếu sót được đoàn thanh tra, kiểm tra tư vấn, góp ý,... cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL các trường tiểu học được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.20. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đam Rông
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ 1 Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD-ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý đối với CBQL các trường tiểu học
27 67.5 13 32.5 0.0
2
Nội dung thanh tra, kiểm tra được Phòng GD-ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo của CBQL nhà trường
19 47.5 18 45.0 3 7.5
3
Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra
6 15.0 19 47.5 15 37.5
4
Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp CBQL, các trường tiểu học nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý, lãnh đạo
14 35.0 23 57.5 3 7.5
5
Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học
16 40.0 19 47.5 5 12.5
2.4.5. Về chế độ chính sách và đãi ngộ cán bộ quản lý trường tiểu học
Phòng GD-ĐT huyện Đam Rông phối hợp với Phòng TC-KH tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện tốt các chế độ của nhà nước đối với CBQL như phụ cấp chức vụ theo hạng trường, nâng lương trước thời hạn,
phụ cấp thâm niên nhà giáo,... Tuy nhiên, do kinh phí của địa phương khó khăn nên việc khen thưởng, đãi ngộ mang tính động viên là chính. Ngoài ra, do áp dụng quy định mới về công tác thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua cao sau mỗi năm học hay cho cả nhiệm kỳ, nên chưa thật sự tạo thành động lực thúc đẩy sức phấn đấu của đội ngũ CBQL. Kết quả điều tra, khảo sát làm sáng tỏ vấn đề này.
Bảng 2.21. Kết quả đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL các trường TH huyện Đam Rông
Stt Nội dung
Rất khả
thi Khả thi khả thi Không
ST % ST % ST %
1
UBND huyện, Phòng GD-ĐT thực hiện chế độ, chính sách của
nhà nước đối với đội ngũ CBQL 18 45.0 22 55.0 0.0
2
Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của huyện đối với đội ngũ CBQL
5 12.5 13 32.5 22 55.0
3
Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi
ngộ đối với CBQL 8 20.0 16 40.0 16 40.0
4 Thực hiện thường xuyên kịp thời các
chính sách đãi ngộ đối với CBQL 26 65.0 14 35.0 0.0
5 Thực hiện, áp dụng các hình thức
kỷ luật đối với CBQL vi phạm 22 55.0 18 45.0 0.0
2.4.6. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
2.4.6.1. Đánh giá chung thực trạng a. Ưu điểm
Về công tác quy hoạch: Huyện Đam Rông đã xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. Công tác quy hoạch được xem xét, điều chỉnh, bổ sung hàng năm và trong quá trình thực hiện. Phòng GD-ĐT đã thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên để tham mưu với UBND huyện công tác quy hoạch cán bộ hàng năm.
Về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển: Phòng GD-ĐT đã xây dựng tiêu chuẩn chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. Đã thực hiện tương đối tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo quy định của Nhà nước.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Phòng GD-ĐT đã xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Xác định được những nội dung quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, chủ yếu tập trung vào đối tượng được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đối tượng được quy hoạch.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá: Hàng năm Phòng GD-ĐT xây dựng được kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể các đơn vị trường học. Nội dung thanh tra, kiểm tra rõ ràng, cụ thể; qua đó đánh giá được việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của CBQL, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,... Qua thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho nhiều CBQL làm việc hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.
Về thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng trong các năm qua, huyện Đam Rông đã thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBQL trường tiểu học.
b. Hạn chế, tồn tại
Về công tác quy hoạch: Đã xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ nhưng chưa cụ thể, chi tiết cho từng năm. Biện pháp thực hiện công tác
quy hoạch chưa thật sự hiệu quả, do đó, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn ở một số đơn vị.
Về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm: việc bổ nhiệm lại chưa thật sự áp dụng triệt để tiêu chuẩn đề ra, công tác luân chuyển chưa thật sự toàn diện, còn một số ít CBQL đã quá 2 nhiệm kỳ nhưng chưa được luân chuyển.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự gắn với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CBQL. Hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, phong phú. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với yêu cầu về chuẩn CBQL.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá: hình thức thanh tra, kiểm tra chưa thật sự phong phú, một số CBQL chưa điều chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót sau khi được đoàn thanh tra, kiểm tra tư vấn góp ý.
Về thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, huyện chưa ban hành chính sách riêng để khuyến khích, động viên CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ; quy định mới về thi đua ở các danh hiệu cao còn ràng buộc về chỉ tiêu.
2.4.6.2. Nguyên nhân, thực trạng
a. Nguyên nhân của mặt mạnh
Được sự quan tâm đúng đắn về sự nghiệp GD-ĐT của Đảng và Nhà nước ta, sự quản lý, điều hành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự lãnh đạo sâu sát từ Sở đến Phòng GD-ĐT trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển của Phòng GD-ĐT Đam Rông trong những năm gần đây đã thực hiện nghiêm túc. Đa số CBQL có ý thức trách nhiệm, tâm huyết và gắn bó với
nghề, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại
Công tác quy hoạch tuy được quan tâm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Song, nhìn tổng thể còn lúng túng, chưa mang tầm chiến lược cao, do việc dự báo nhu cầu phát triển giáo dục còn chậm, độ chính xác chưa cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ tuy được