Các nhântố ảnh hưởng đến hoạt động dịchvụ ngânhàng điệntử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

9. Tiến độ thực hiện đề tài

2.1 Tổng quan về dịchvụ ngânhàng điệntử

2.1.5 Các nhântố ảnh hưởng đến hoạt động dịchvụ ngânhàng điệntử

 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc phát triển dịch vụ

ngânhàng điện tử

Sự phát triển của NHĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy NHĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Hơn nữa NHĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ nên việc tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là việc làm có tính cấp thiết mà quan trọng là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới

UNCITRAL - Ủy ban của Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương mại điện tử vào năm 1996 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng các đạo luật về thương mại điện tử. Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình. Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho

những giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;

- Tự do thoả thuận hợp đồng; Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử;

- Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng;

- Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: luật chỉ áp dụngđối với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định;

- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của nước mình. OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế. WIPO - Tổ chức bảo vệ sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền. ICANN - Giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế.WTO - Giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế.

2.1.5.2. Điều kiện về công nghệ

An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng trong thời điện tử hóa. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt. Vì vậy, nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ NHĐT không thể thực hiện được.

Mã hóa đường truyền: Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai thực

thể nào đó người tatiến hành mã hóa chúng. Mã hóa thông tin là chuyển thông tin sang một dạngmới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa. Có hai thuật toán mã hóa:

Thuật toán quy ước, còn gọi là thuật toán mã hóa đối xứng. Theo đó, người gửi và người nhận sẽ dùng chung một chìa khóa. Đó là một mã số bí mật dùng để mã hóa và giải mã một thông tin mà chỉ có người nhận và người gửi biếtđược. Tuy nhiên, với thuật toán này còn nhiều vấn đề đặt ra, ví dụ: số lượng các khóa sẽ tăng rất nhiều khi lượng khách hàng tăng kéo theo việc quản lý sẽ được tổ chức như thế nào…

Thuật toán mã khóa công khai, còn được gọi là thuật toán mã hóa bất đốixứng, giải quyết được vấn đề trao đổi khóa ở thuật toán quy ước.Theo đó, thuật toán mã hóa bất đối xứng sẽ quy ước việc sử dụng hai khóa, một khóa dùng để mã hóa và khóa còn lại dùng để giải mã. Việc nhận một thông tin được thực hiện an toàn và bảo mật khi thông báo một khóa (khóa chung) và giữ bí mật khóa còn lại (khóa bí mật). Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể mã hóa thông tin đề nghị của mình bằng cách sử dụng khóa chung nhưng chỉ duy nhất người sở hữu khóa bí mật mới có thể giải mã và đọc được thông tin đó.Đây là công nghệ an toàn bảo mật thông tin trên các ứng dụng và đặc biệt sử dụng trong giao dịch NHĐT. Thuật toán mã hóa công khai được sử dụng trong công nghệ mã hóa đường truyền và chữ ký điện tử.Chữ ký điện tử dùng để giữ sự riêng tư của thông tin. Việc mã hóa đường truyền sẽ bao bên ngoài đểđảm bảo thông tin được an toàn.

Chữ ký điện tử

Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu.Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực.Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử.Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet.Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu. Đây là công nghệ cấp mã bất đối xứng mã hóa dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng: về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng. Chứng chỉ số do một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được ngân hàng chủ quản lựa chọn làm nhà cung cấp, cấp cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.

Công nghệ bảo mật

- SET (Secure Electronic Transaction): là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được chứng thực và rất khó xâm nhập nên tạo đượcđộ an toàn cao, tuy nhiên, SET ít được sử dụng do tính phức tạp và sự đòi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng.

- SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nestcape pháttriển, tích hợp sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa (encryption) và thiết lập một đường truyền bảo mật từ máy của ngân hàng đến khách hàng (https), SSL đơn giản và được ứng dụng rộng rãi.

2.1.5.3. Nhân tố con người

Mức sống của người dân: Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển

các dịch vụ thanh toán điệntử. Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽhọ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ NHĐT. Họ sẽ dùng tiền mặt thay vì cácdịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT.

Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử: Thói quen và sự

yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước cácdịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT.Sự phổ biến của các dịch vụ NHĐT liên quan chặt chẽ đến sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía ngân hàng cung ứng dịch vụ đưa ra.Các ngân hàng sẽ không thể cung cấp các dịch vụ NHĐT mà không được sự chấp thuận từ phía khách hàng.Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ NHĐT vàtiện ích của các dịch vụ này là hết sức cần thiết.Các dịch vụ NHĐT là cácdịch vụ hiện đại và tốt nhưng chúng ta không thể cho rằng có các dịch vụ tốt là đủ. Để xúc tiến các dịch vụ NHĐT, các ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng những dịch vụ như vậy có tồn tại và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó cụ thể, rõ ràng.

 Nguồn nhân lực của ngân hàng: Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đàotạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết,đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật

tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh cũng là những trở ngại cho việc phát triển cácdịch vụ thanh toán điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 28 - 33)