Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4Phân tích hồi quy

4.3 Phân tích các nhântố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngdịch vụngânhàng điện

4.3.4Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng cá nhân) và các biến độc lập (Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực kỳ vọng, Điều kiện thuận lợi, Nhận thực rủi ro, Thói

quen). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp chọn từng bước Step wise với tiêu chuẩn vào PIN là 0,05 và tiêu chuẩn ra POUT là 0,1. Chi tiết như sau:

4.3.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Hệ số xác định R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình (5 biến). Trong tình huống này, R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2. So sánh 2 giá trị R2và R2 điều chỉnh ở bảng 4.7, chúng ta sẽ thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn và dùng nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Như vậy, với R2 điều chỉnh là 0,722 cho thấy sự tương thích của mô hình với biến quan sát là rất lớn và biến phụ thuộc Quyết định sử dụng NHĐT của khách hàng chủ yếu được giải thích bởi 7 biến độc lập trong mô hình.

4.3.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm địn giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.Giả thuyết của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị Sig rất nhỏ (sig = 0.00), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.7: Bảng kiểm định sự phù hợp của mô hình ANOVAb Mô hình Model Tổng bình phương (Sum of Squares) Bậc tự do (df) Trung bình binh phương (Mean Square) F Ý nghĩa (Sig) 1 Regression 74.291 7 10.613 66.331 .000a Residual 26.080 163 .160 Total 100.372 170

Để kiểm định sự phù hợp giữa các thành phần chất lượng và sự thoả mãn của khách hàng, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào

Independent và sự thoả mãn khách hàng là biến phụ thuộc Dependent sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc. Kết quả nhận được cho thấy mức ý nghĩa rất nhỏ 0.00 và hệ số xác định R =.860 (hay R2 =.740) Hệ số R2 hiệu chỉnh = .729 nói lên độ thích hợp của mô hình là 72.9% hay nói một cách khác là 72.9% sự biến thiên của sự thoả mãn (Y) được giải thích chung của 7 biến quan sát độc lập là: Hiệu quả mong đợi (X1), Thói quen (X2), Điều kiện thuận lợi (X3), Nỗ lực kỳ vọng (X4), Nhận thức rủi ro (X5), Ảnh hưởng xã hội (X6) và Giá dịch vụ (X7).

Bảng 4.8: Bảng đánh giá sự phù hợp của mô hình Model R R Square Adjusted R

Square Std. Error of the Estimate

1 .860a .740 .729 .400

Bảng 4.9: Hệ số của phương trình hồi quy

Model

Hệ số chưa tiêu chuẩn hoá (Unstandardized Coefficients) Hệ số quy chuẩn (Standardized Coefficients) t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -0.523 0.213 -2.459 0.015 PE 0.094 0.065 0.093 1.446 0.150 HT 0.152 0.033 0.206 4.608 0.000 FC 0.230 0.049 0.206 4.720 0.000 EE 0.211 0.052 0.202 4.023 0.000 PCR -0.024 0.064 -0.021 -0.376 0.707 SI 0.304 0.059 0.322 5.180 0.000 PV 0.222 0.058 0.223 3.867 0.000

a. Biến phụ thuộc (Dependent Variable): BI

4.3.4.3. Giải thích phương trình

Từ bảng phân tích hồi quy (Bảng 4.7), ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Quyết định sử dụng NHĐT và 5 biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau:

BI = 0.523 + 0.094PE + 0.152HT + 0.230FC+ 0.211EE - 0.024PCR + 0.304SI + 0.222 PV

Trong đó:

BI : Ý định hành vi sử dụng NHĐT PE : Hiệu quả mong đợi

HT : Thói quen

FC : Điều kiện thuận lợi EE : Nỗ lực kỳ vọng PCR : Nhận thức rủi ro SI : Ảnh hưởng xã hội PV : Giá dịch vụ

Theo phương trình hồi quy ở trên cho thấy Quyết định sử dụng NHĐT có quan hệ tuyến tính với các nhân tố Hiệu quả mong đợi (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,094), Nỗ lực kỳ vọng (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,211), Điều kiện thuận lợi (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,230), Nhận thức rủi ro (Hệ số Beta chuẩn hóa là -0,024), Thói quen (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,152), Ảnh hưởng xã hội (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.304) và Giá dịch vụ (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.222)

4.3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank chi nhánh Bảo Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 65 - 68)