CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
9. Tiến độ thực hiện đề tài
2.2.4. Thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng –TATU2
TATU2
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng -UTAUT2
Nguồn: Venkatesh và c.s. (2012)
Venkatesh và c.s. (2012) đã mở rộng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để nghiên cứu chấp nhận và sử dụng công nghệ trong bối cảnh người tiêu dùng. Venkatesh và c.s. (2012) đề xuất UTAUT2 với sự kết hợp bổ sung ba cấu thành vào UTAUT là động lực hưởng thụ, giá trị và thói quen. Nhóm tác giả cho rằng các nhóm cá nhân khác nhau về tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm cũng được giả thuyết có tác động của các cấu trúc về ý định hành vi và sử dụng công nghệ. Kết quả từ một cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành qua hai giai đoạn, dữ liệu sử dụng công nghệ thu thập qua bốn tháng từ 1.512 người dùng Internet di động tham gia hỗ trợ mô hình thực nghiệm. Nhóm tác giả cho rằng, so với UTAUT, các phần mở rộng được đề xuất trong UTAUT2 đã có một cải tiến đáng kể trong phương sai giải thích ý định hành vi (từ 56 phần trăm lên đến 74 phần trăm) và sử dụng công nghệ (từ 40 phần
trăm lên đến 52 phần trăm). UTAUT2 nghiên cứu các yếu tố: hiệu suất mong đợi, nỗ
lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, động lực hưởng thụ, giá trị , thói quen, ý định hành vi và hành vi sử dụng. Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây, động
lực hưởng thụ được định nghĩa là niềm vui hay niềm vui xuất phát từ việc sử dụng một công nghệ, và nó đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc xác
động lực hưởng thụ (được khái niệm là sự hưởng thụ mà người dùng công nghệ cảm nhận được khi sử dụng) đã được tìm thấy có ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ và trực tiếp sử dụng.Trong góc độ người tiêu dùng, động lực hưởng thụ cũng đã được tìm thấy là một yếu tố quyết định quan trọng của sự chấp nhận công nghệ và sử dụng. Vì lẽ đó, nhóm tác giả đã thêm động lực hưởng thụ như là một yếu tố dự báo về ý định hành vi của người tiêu dùng sử dụng công nghệ.
Nhận thức về giá trị có thể có một tác động đáng kể về công nghệ sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu thị trường, chi phí tiền tệ/giá thường được khái niệm cùng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ để xác định giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ ý tưởng của các tác giả trước đó cho rằng xác định giá trị là giá của sự đánh đổi của người tiêu dùng với nhận thức giữa các lợi ích của các ứng dụng mang lại so với các chi phí tiền tệ phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ. Giá được người dùng nhận thức là rẻ khi những lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được xem là lớn hơn chi phí tiền tệ bỏ ra, hay nói cách khác, người dùng có nhận thức cao giá trị công nghệ. Giá trị có một tác động tích cực đến ý định. Từ lập luận đó, nhóm tác giả đề xuất thêm giá trị là một yếu tố dự báo ý định hành vi sử dụng một công nghệ.
Các nghiên cứu trước đó về việc sử dụng công nghệ đã giới thiệu hai cấu trúc có sự khác biệt liên quan, cụ thể là kinh nghiệm và thói quen. Kinh nghiệm phản ánh cơ hội để sử dụng công nghệ đạt mục đích theo thời gian. Theo Venkatesh và c.s. (2003), kinh nghiệm vận hành qua ba mốc thời gian : lần đầu triển khai; 1 tháng sau đó; và 3 tháng sau đó. Thói quen đã được định nghĩa là mức độ mà mọi người có xu hướng để thực hiện hành vi một cách tự động. Từ các kết quả thực nghiệm về vai trò của thói quen trong sử dụng công nghệ, các tác giả đã minh chứng có tiến trình cơ bản khác nhau ảnh hưởng đến thói quen sử dụng công nghệ. Thói quen đã được minh chứng là có tác dụng trực tiếp vào việc sử dụng công nghệ so với các tác động của ý định và cũng ảnh hưởng ý định sử dụng công nghệ, ý định là ít quan trọng hơn khi thói quen tăng thêm.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu