Các mô hình thực nghiệm các nhântố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngdịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

9. Tiến độ thực hiện đề tài

2.3 Các mô hình thực nghiệm các nhântố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngdịch

2.3.1. Lý thuyết phân hủy các hành vi hoạch định (DTPB)

Lý thuyết phân hủy các hành vi hoạch định - DTPB được xây dựng bằng hai nghiên cứu riêng biệt, đầu tiên là Taylor & Todd (1995) và gần đây là Pavlou &

Fygenson (2006). DTPB nghiên cứu các yếu tố: tính hữu dụng nhận thức, khả

năngtương thích, nhận thức dễ sử dụng, các ảnh hưởng ngang hàng, ảnh hưởng của cấp trên,tự hiệu quả, điều kiện thuận lợi tài nguyên, điều kiện thuận lợi cho công nghệ, thái độ,định mức chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, ý định hành vi và hành vi sử dụng; Phát hiện ra các hạn chế từ TPB và TRA, Taylor & Todd (1995) đã

đề xuất phân hủy các cấu trúc của TPB thành các thành phần chi tiết. Lý thuyết phân hủy hành vi hoạch định (DTPB), mở rộng TPB bằng cách bao gồm các cấu trúc từ thuyết khuếch tán đổi mới. Trong nghiên cứu, Taylor & Todd (1995) với mục đích kiểm tra sự phù hợp của TRA, TPB; sử dụng DTPB như mô hình để dự đoán hành vi của người tiêu dùng, sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả đã chứng minh rằng, cốt lõi của TRA và TPB có khả năng dự đoán hành vi.

Các tác giả đã khuyến cáo sử dụng DTPB như một công cụ để xem xét một số khía cạnh ảnh hưởng đến hành vi mà các nhà quản lý có thể cần phải thay đổi thông qua hệ thống thiết kế và thực hiện chiến lược tiếp thị. Taylor & Todd (1995) dựa trên nghiên cứu trước đó, đã thiết lập một mối quan hệ phù hợp giữa ba đặc điểm của sự

đổi mới (lợi thế tương đối, tính tươngthích và phức tạp). Pavlou & Fygenson (2006)

mở rộng TPB trong nghiên cứu chấp nhận thương mại điện tử, cụ thể là các hành vi mua sắm qua mạng (nhận được thông tin và mua hàng). Trong hướng phân hủy TPB, các tác giả đã sử dụng các cấu trúc hình thành để phân hủy PBC trong đó hàm ý rằng PBC được xem như là một yếu tố thứ hai được hình thành bởi tự hiệu quả (SE) và khả năng kiểm soát.

2.3.2. Thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT

Hình 2.4 Sơ đồ mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và c.s. (2003)

Đây là mô hình áp dụng công nghệ mà Venkatesh và cộng sự (2003) đã đề xuất khi thực nghiệm so sánh với tám mô hình khác như lý thuyết hành động hợp lý (TRA), TAM và TAM2, TPB và DTPB, kết hợp TAM và TPB (C-TAMTPB), IDT, mô hình động lực (MM), mô hình của việc sử dụng máy tính (MPCU ), và lý thuyết nhận thức xã hội (SCT)bằng cách khảo sát 215 người trả lời từ bốn tổ chức. Dựa trên các nghiên cứu theo chiều dọc của các mô hình trước đó, Venkatesh và cộng sự (2003) đã tích hợp sâu hơn và tinh chế tám mô hình trên thành một mô hình mới có tên UTAUT bằng cách thu thập các yếu tố thiết yếu của các mô hình khác nhau. Các yếu tố trong UTAUT không chỉ nhấn mạnh một yếu tố quyết định chính dự đoán ý định chấp nhận và áp dụng thực tế, mà còn cho phép các nhà nghiên cứu phân tích sẽ khuyếch đại hoặc hạn chế những tác động của các yếu tố cốt lõi.UTAUT đã được thử nghiệm và chứng minh bằng thực nghiệm vượt trội so với mô hình khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh bảo lộc (Trang 36 - 38)