các khoản vay tại ngân hàng thương mại
TCQSDĐ bảo đảm cho các khoản vay tại NHTM được ký kết bằng hợp đồng TCQSDĐ. Vì vậy việc chấm dứt quan hệ TCQSDĐ cũng phải tuân theo những quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự. Trong cơ chế thị trường, việc chấm dứt hợp đồng là điều không thể tránh khỏi, nó mang yếu tố khách quan, song điều này cần phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Do đó chấm dứt quan hệ TCQSDĐ cũng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan.
Điều 327 của BLDS năm 2015 quy định về chấm dứt thế chấp tài sản, theo đó TCQSDĐ cũng được chấm dứt trong các trường hợp:
40
bảo đảm cho các khoản vay tại NHTM, do đó khi nghĩa vụ chính là các khoản vay được bảo đảm thì nghĩa vụ bảo đảm tiền vay cũng chấm dứt.
(ii) Việc TCQSDĐ được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Pháp luật dự liệu hai trường hợp dẫn đến việc chấm dứt biện pháp bảo đảm là được hủy bỏ hoặc được thay thế, việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp bảo đảm trong trường hợp này được hiểu như sau:
+ Hủy bỏ biện pháp thế chấp: Là trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khi một trong các bên chủ thể có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp. Khi các bên hủy bỏ hợp đồng thế chấp thì biện pháp này sẽ chấm dứt hiệu lực pháp luật.
+ Thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác: Thông thường khi một biện pháp bảo đảm được các bên thỏa thuận áp dụng vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được biện pháp đó. Ví dụ, đối tượng của biện pháp bảo đảm đó không còn, hoặc bị xử lý bởi một quan hệ nào khác… Hoặc biện pháp đã áp dụng bị các bên thỏa thuận hủy bỏ thì các bên sẽ thỏa thuận để thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.
Việc được hủy bỏ hoặc được thay thế bởi một biện pháp bảo đảm khác sẽ là căn cứ chấm dứt biện pháp bảo đảm đã bị hủy bỏ hoặc bị thay thế.
(iii) Tài sản thế chấp là QSDĐ đã được xử lý.
Xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ là hoạt động cụ thể của các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hạch toán, thanh toán trên tài sản hướng đến mục đích lợi ích vật chất để khấu trừ được nghĩa vụ với bên có quyền. Như vậy, khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ chính thì việc thế chấp cũng chấm dứt do tài sản thế chấp và mục đích của việc thế chấp không còn.
41