3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả về thế chấp quyền sử dụng
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về giao dịch có bảo đảm
Thứ nhất, hệ thống tài chính, ngân hàng có vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế của đất nước. Sự thành công hay thất bại của các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế, cũng như tác động mạnh mẽ đến sự vận hành của nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro, ngoài ngành nghề kinh doanh quy định trong Điều lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động huy động và cho vay; hoạt động cho vay luôn tiền ẩn rủi ro, khách hàng vay vốn vì nhiều lý do không trả được nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) dẫn đến ngân hàng phải bù đắp cho khoản vay mà khách hàng không trả được theo Hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải trả lãi tiền huy động từ tổ chức và người dân dẫn đến hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong thực tế, vì nhiều lý do, hoàn cảnh, mà khách hàng vay đã không thể trả được nợ cho ngân hàng dẫn đến các tranh chấp phát sinh, nhưng khi khách hàng đã không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng phải căn cứ vào tài sản thế chấp là QSDĐ của khách hàng để xử lý để đảm bảo cho khoản vay có nguy cơ mất vốn của khách hàng tại ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tài sản bảo đảm đã được thế chấp tại ngân hàng cũng có thể xử lý được theo đúng quy định, có những trường hợp, có những vụ việc ngân hàng nhận thế chấp, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, người đứng tên trên GCNQSDĐ đồng ý giao tài sản cho ngân hàng để ngân hàng xử lý phát mại nhưng ngân
77
hàng vẫn không xử lý được vì tài sản lại liên quan đến một vụ án hình sự hoặc liên quan đến một án dân sự của bên thứ ba nào đó và vì thế đang từ khoản vay có tài sản bảo đảm trở thành khoản vay không đảm bảo. Vì vậy trong hoạt động cho vay của NHTM, các biện pháp bảo đảm luôn được đặc biệt quan tâm, việc ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các NHTM với tư cách là bên nhận TCQSDĐ cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh tài chính và sự ổn định của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, hiện nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế, tạo sự hấp dẫn trong đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó việc sửa đổi BLDS, LĐĐ, văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch có bảo đảm cần nghiên cứu, tham khảo quy định pháp luật về lĩnh vực này trong pháp luật của các nước, tạo nên sự tương thích về áp dụng của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước. Hiện có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp về đất đai của pháp luật Việt Nam chưa tương thích với quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Do vậy, việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài về tài sản thế chấp và xử lý tài sản TCQSDĐ trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam là rất cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách có hệ thống kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như khu vực, các Điều ước quốc tế để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật thực định phù hợp với thực tiễn của điều kiện kinh tế - xã hội là cơ sở pháp lý và tiền đề quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về TCQSDĐ tác động lên các quan hệ có yếu tố nước ngoài [24, tr. 76].
78