Về xử lý thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho các khoản vay

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho các khoản vay từ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 50)

vay tại ngân hàng thương mại

Việc xử lý tài sản thế chấp nói chung và xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ và tài sản gắn liền với đất nói riêng được quy định tại BLDS 2015, LĐĐ 2013 và các văn bản hướng dẫn, cụ thể:

Thứ nhất, về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là TCQSDĐ

Điều 299 của BLDS 2015 quy định các trường hợp “xử lý tài sản bảo đảm” trong đó có TCQSDĐ như sau:

(i) Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

(ii) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.

(iii) Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

(iv) Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Về phương thức xử lý tài sản thế chấp: Được quy định tại Điều 303 của BLDS 2015, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iv) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv) Phương thức khác. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Về quy trình thu hồi tài sản thế chấp là QSDĐ: - Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

42

Trước khi xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ, NHTM phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên thế chấp. Trường hợp NHTM không thông báo về việc xử lý TCQSDĐ bảo đảm cho các khoản vay tại NHTM theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thế chấp.

- Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Bên thế chấp có nghĩa vụ giao QSDĐ cho NHTM để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 của BLDS 2015.Trường hợp bên thế chấp không giao QSDĐ thì NHTM có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

Điều 307 của BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau: Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

43

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho các khoản vay từ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)