Nội dung NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN

1.1.5.2. Nội dung NSNN cấp huyện

* Thu NSNN cấp huyện:

Thu NSNN cấp huyện là quá trình tạo lập, hình thành NSNN cấp huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chi NSNN cấp huyện. Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, cần phải có chính sách thu hợp lý, hiệu quả, tập hợp các biện pháp, chủ trƣơng nhằm huy động nguồn thu vào cho ngân

sách. Thu NSNN cấp huyện bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phƣơng huy động vào NSNN, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tƣợng nộp [2].

Theo Luật NSNN 2015, thu NSNN cấp huyện bao gồm các khoản sau: - Các khoản thu NSĐP hƣởng 100%:

+ Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

+ Thuế môn bài: là khoản thu hàng năm từ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp; + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

+ Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật NSNN 2015;

+ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nƣớc;

+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc địa phƣơng thực hiện;

+ Thu từ tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nƣớc do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phƣơng xử lý;

+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc;

+ Lệ phí trƣớc bạ: là lệ phí mà ngƣời có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu (trừ trƣớc bạ nhà, đất);

+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phƣơng;

+ Thu từ bán tài sản Nhà nƣớc, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phƣơng quản lý;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng;

+ Lệ phí do các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng thực hiện thu; + Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

+ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

+ Thu kết dƣ NSĐP: là chênh lệch giữa tổng thu NSĐP lớn hơn tổng chi NSĐP. Chi NSNN gồm những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện nhiệm vụ chi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục đƣợc thực hiện trong năm sau (gồm số dƣ tạm ứng kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán chƣa đủ chứng từ thanh toán, đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển năm sau thanh toán). Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện để xử lý kết dƣ NSNN cấp huyện, cơ quan tài chính có văn bản gửi KBNN đồng cấp để làm thủ tục hạch toán vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định;

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật NSNN 2015.

- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ NSTW.

- Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trƣớc chuyển sang: Là việc chuyển nguồn kinh phí năm trƣớc sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã đƣợc bố trí trong dự toán năm trƣớc hoặc dự toán bổ sung nhƣng đến hết thời gian chỉnh lý chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa xong đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau và đƣợc hạch toán thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc sang năm sau.

* Chi NSNN cấp huyện:

Chi NSNN cấp huyện là việc Nhà nƣớc cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu đời sống, KTXH theo các nguyên tắc nhất định. Phạm vi chi NSNN cấp huyện rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tƣợng, nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc chính quyền cấp huyện, tăng trƣởng kinh tế, từng bƣớc mở mang các lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng [2].

Theo Luật NSNN 2015, chi NSNN cấp huyện gồm các khoản nhƣ: - Chi đầu tƣ phát triển: chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH nhƣ: Chi công trình giao thông; công trình đê điều, hồ đập, kênh mƣơng; công trình bƣu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nƣớc; công trình giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, y tế, phúc lợi công cộng,…

- Chi thƣờng xuyên của địa phƣơng trong các lĩnh vực: + Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

+ Các hoạt động kinh tế;

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ; + Sự nghiệp văn hóa thông tin; + Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phƣơng quản lý: Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và các nhiệm vụ khác về công tác quốc phòng trên địa bàn huyện; Chi hoạt động của các cơ quan quân sự, công an, biên phòng các cấp và các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo phân cấp.

+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; + Sự nghiệp thể dục thể thao;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng;

+ Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định pháp luật;

+ Chi bảo đảm xã hội, gồm cả chi thực hiện chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phƣơng. - Chi chuyển nguồn sang năm sau của NSĐP.

- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phƣơng vay.

- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dƣới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)