Quy trình lập dự toán và phân bổ dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH

1.2.1.3. Quy trình lập dự toán và phân bổ dự toán

- Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện đƣợc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: hƣớng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN hàng năm. Vào tháng 6 hàng năm, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định lập kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính hƣớng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập và thông báo số kiểm tra đối với các ngành, địa phƣơng để lập dự toán từ cơ sở. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan khác ở trung ƣơng sẽ thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc; UBND cấp tỉnh tổ chức hƣớng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện. Từ đó, UBND cấp huyện hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị dự toán thuộc cấp huyện và UBND cấp xã, thị trấn.

Bƣớc 2: lập và xét duyệt, tổng hợp dự toán NSNN. Trƣớc ngày 20 tháng 9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định đến Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội để cho ý kiến.

Trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn lập dự toán NSNN của Bộ Tài chính, Sở Tài chính, P.TC-KH huyện sẽ tiến hành hƣớng dẫn và yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu, chi của đơn vị mình.

Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, P.TC-KH chủ trì phối hợp với Chi Cục thuế tổ chức làm việc với UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán NSNN cấp huyện về công tác lập DTNS; P.TC-KH có quyền yêu cầu bố trí lại các khoản thu, chi trong dự toán chƣa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chƣa hợp lý, chƣa tiết kiệm, chƣa phù hợp với khả năng NSNN và định hƣớng phát triển KTXH của huyện.

Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định NSNN, P.TC-KH chỉ làm việc khi UBND các xã, thị trấn có đề nghị; trong quá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dƣới, cơ quan tài chính phải báo cáo UBND huyện quyết định.

Từ đó, các Phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn lập dự toán NSNN của đơn vị gửi về P.TC-KH huyện. Sau đó, P.TC-KH chủ trì phối hợp với Chi cục thuế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng hợp, lập DTNS theo lĩnh vực ở cấp mình, đề xuất các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm đảm bảo chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách. Đồng thời thực hiện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong quản lý các nguồn thu phát sinh và mở rộng cơ sở thuế thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu thuế, chống thất thu đối với các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện thu đúng, thu đủ thuế đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, thƣơng mại.

Việc phối hợp với ngành thuế giúp rà soát việc mở rộng cơ sở thuế phù hợp với tăng trƣởng đầu tƣ và kinh doanh; chống thất thu thuế các doanh

nghiệp, chủ dự án kinh doanh bất động sản, khai khoáng, thủy điện, các khoản thu từ đất; dịch vụ du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp có chi nhánh trên địa bàn nhƣng chƣa kê khai nộp thuế; các doanh nghiệp thƣờng xuyên chuyển địa điểm kinh doanh, phối hợp chuyển thông tin để có biện pháp quản lý thuế và thu hồi dứt điểm nợ thuế. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá; kiểm tra xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm chế độ kế toán, thống kê, hóa đơn chứng từ; phối hợp với các ngành thúc đẩy doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung cấp dịch vụ. Thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật tham mƣu kịp thời hệ số điều chỉnh bảng giá đất, giá tính thuế tài nguyên đảm bảo tiếp cận giá thực tế thị trƣờng; phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế đôn đốc các chủ đầu tƣ các dự án kịp thời nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào NSNN kể cả xử lý kịp thời các khoản khấu trừ, ghi thu, ghi chi qua NSNN.

Bƣớc 3: thảo luận, quyết định dự toán ngân sách, phƣơng án phân bổ ngân sách hàng năm và giao dự toán NSNN. Trƣớc ngày 15 tháng 11, Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng năm sau. Trƣớc ngày 30 tháng 11, Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán thu, chi năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Trƣớc ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phân bổ ngân sách năm sau của cấp tỉnh. HĐND cấp huyện quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày HĐND quyết định dự toán ngân sách, UBND cấp huyện giao dự toán ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các đơn vị cấp dƣới.

Nhƣ vậy, sau khi nhận Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN năm sau, UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện quyết định dự toán thu, chi và

phƣơng án phân bổ dự toán NSNN cấp mình. Căn cứ Nghị quyết của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện ban hành quyết định dự toán thu, chi NSNN cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn.

- Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN huyện:

Sau khi nhận quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND tỉnh; UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi NSĐP và phƣơng án phân bổ DTNS cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ NSNN.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách chi từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn trƣớc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chậm nhất 05 ngày sau khi HĐND quyết định DTNS hoặc DTNS điều chỉnh, UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh.

P.TC-KH kiểm tra Nghị quyết về DTNS của HĐND cấp xã, trƣờng hợp cần thiết thì báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh DTNS cấp xã.

Lập dự toán NSNN cấp huyện phải gắn liền với lập kế hoạch phát triển KTXH của Trung ƣơng và địa phƣơng. Theo quy định của Luật NSNN 2015, dự toán NSNN cấp huyện hàng năm đƣợc lập phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KTXH và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH theo góc độ nội dung phải tuân thủ theo các bƣớc có liên quan đến việc hình thành các bộ phận cấu thành bản kế hoạch phát triển KTXH.

Quy trình lập và giao dự toán NSNN tại P.TC-KH cấp huyện đƣợc thực hiện nhƣ Sơ đồ 1.2.

Sơ đồ 1.2 cho thấy quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện thực hiện từ cấp dƣới lên cấp trên. P.TC-KH cấp huyện và Chi cục thuế tiến hành hƣớng dẫn lập DTNS cho các xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị dự toán trực thuộc. Dựa trên tình hình thực tế thu chi NSNN cũng nhƣ tình hình phát triển KTXH tại địa phƣơng mà các xã, thị trấn tiến hành lập DTNS cho đơn vị của mình. Sau khi lập xong, nộp DTNS về P.TC-KH.

Quy trình lập dự toán

Quy trình giao dự toán

Sơ đồ 1.2: Quy trình lập và giao DTNS tại P.TC-KH cấp huyện

(Nguồn: Luật NSNN 2015)

Sau đó, P.TC-KH phối hợp với Chi cục thuế tổ chức làm việc với các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán để phân tích, đánh giá các dự toán đã đúng chế độ, tiêu chuẩn, quy định, phù hợp với tình hình phát triển của địa phƣơng hay chƣa. Trong trƣờng hợp cần thiết, P.TC-KH báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại DTNS cấp xã chƣa hợp lý.

Trên cơ sở DTNS của các xã, thị trấn và quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NSNN của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi NSĐP và phƣơng án phân bổ dự toán NSNN cấp huyện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)