5. Các phát hiện chính và kết luận
5.2.1. Những yếu tố thúc đẩy bình đẳng giới
1.Tính nhất quán, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và pháp luật trong nước sẽ được bảo đảm khi các cơ quan soạn thảo luật áp dụng cách tiếp cận BĐG thực chất, cân nhắc thực trạng của cả nam giới, phụ nữ, trẻ em trai, trẻ em gái nhằm hướng tới sự bình đẳng trong thụ hưởng thành quả.
2. Mặc dù một số mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG chưa đạt được, nhưng các mục tiêu, chỉ tiêu đó đã tạo cơ sở, khuôn khổ cho hoạt động của các cơ quan chịu trách nhiệm về BĐG.
3. Mặc dù dữ liệu tách biệt giới còn hạn chế, nhưng cũng là cơ sở để đưa ra nhưng sáng kiến mục tiêu nhằm khắc phục tình hình bất bình đẳng giới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, có những sáng kiến được địa phương đưa ra để khắc phục các rào cản đối với trẻ em gái, trẻ em trai.
4. Các sáng kiến của các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước ở địa phương như TP. HCM, đã cố gắng thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào các hoạt động BĐG. Để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới, rất cần có sự tham gia tích cực của cả phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai.
5. Ở các tỉnh được khảo sát, đã có các biện pháp đặc biệt, bao gồm tỷ lệ trong chính trị, các biện pháp khuyến khích về kinh tế, ưu đãi tín dụng, tập huấn về cách làm lãnh đạo cho phụ nữ, hỗ trợ đạt tiến bộ về BĐG trên thực tế.
6. Cả ý chí chính trị và việc bố trí nguồn tài chính rất đều quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động BĐG được tiến hành ở mọi cấp. Thành phố HCM là ví dụ điển hình.