Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 66 - 67)

4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới

4.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bình đẳng giới

Luật BĐG đã quy định tại Điều 35 về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; Còn các điều từ 37-42 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về BĐG. Chức năng thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận khiếu nại và xử lý vi phạm về BĐG và phân biệt đối xử còn hạn chế. Mặc dù các Bộ, ngành khác có thể từng thanh tra về việc thực hiện BĐG, nhưng trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG hoặc báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện các mục tiêu về BĐG thì không thấy phản ánh về nội dung này. Báo cáo cung cấp thông tin về việc Bộ LĐTBXH thanh tra về phân biệt đối xử tại nơi làm việc, tuy nhiên không có thông tin nào về xử phạt các hành vi vi phạm tại nơi làm việc được nêu trong báo cáo.

Bộ Y tế đã tiến hành 499 cuộc thanh tra liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh ở 2.289 đơn vị ngành y tế trong giai đoạn 2011-201562. Các kiến nghị về hình thức xử phạt được đưa ra đối với 15 trường hợp phát hiện ra vi phạm.

Tại các địa phương, các Sở LĐTBXH đã tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và BĐG. Từ năm 2011 đến 2016, Bộ LĐTBXH đã tiến hành khoảng 100 cuộc kiểm tra chức năng đối với các Sở LĐTBXH. Các Bộ, ngành khác tiến hành thanh tra về BĐG trong lĩnh vực của mình.

Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về BĐG đã quy định các chế tài đối với các vi phạm như phạt tiền, hoặc các hình thức xử phạt khác (như tước giấy phép) và có những hình thức khắc phục như xin lỗi công khai, loại bỏ các quảng cáo mang tính phân biệt đối xử, hủy bỏ các quy định phân biệt đối xử và những biện pháp khác.

Đáng lưu ý là Nghị định 55/2009/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể là về mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm và mức đền bù về tổn hại. Một số hành vi không được định nghĩa rõ ràng trong Nghị định 55, ví dụ như “các hoạt động doanh nghiệp, kinh doanh có định kiến giới” (Điều 7), “các hoạt động khoa học và công nghệ có định kiến giới” (Điều 10). Hiện nay, pháp luật chưa có các hình thức xử phạt hiệu quả đối với các hành vi vi phạm về BĐG như chồng bạo lực với vợ, chậm đăng ký khai sinh cho con gái hoặc ép buộc lựa chọn sinh con trai.

62 Tại trang 17, Báo cáo tình hình thực hiện Mục tiêu BĐG giai đoạn 2011-2015 và năm 2015 có đoạn viết: “Về thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh, dịch vụ siêu âm và nạo phá thai trong

Không có nhiều thông tin về việc áp dụng chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về BĐG. Báo cáo của Chính phủ năm 2017 đã nêu, các vi phạm của các cơ quan tuyển dụng đối với các nữ công nhân là khá phổ biến63, nhưng báo cáo không đề cập việc xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Tương tự, trong báo cáo của Bộ LĐTBXH về 10 năm thực hiện Luật BĐG, chỉ nêu có hai trường hợp vi phạm liên quan đến phá thai lựa chọn giới tính do các cơ quan chức năng của ngành y tế phát hiện. “Trong năm 2017, tỉnh Nghệ An kiểm tra 20 cơ sở y tế về việc thực hiện các quy định liên quan tới việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi, về việc quản lý và sử dụng các biện pháp tránh thai. Có hai trường hợp sai trái được phát hiện và bị xử phạt hành chính với mức phạt là 6.500.000 đồng”.

Vẫn chưa có hệ thống tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về các trường hợp phân biệt đối xử liên quan đến BĐG như Luật BĐG đã quy định tại Điều 37. Không rõ Thanh tra Bộ LĐTBXH có theo dõi khiếu nại liên quan tới phân biệt đối xử về giới hay không. Do thiếu hệ thống quản lý khiếu nại, người dân có thể không biết được rằng họ có thể gửi đơn khiếu nại về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)